Tỷ lệ thất nghiệp ở sáu trong số các quốc gia G7 dao động gần mức thấp nhất trong một thế kỷ. Trong đó, với 3,4%, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ chưa từng chứng kiến mức thấp này kể từ năm 1969.
Nhưng trong khi một số nền kinh tế đang điều hướng thị trường lao động mạnh mẽ trước tình hình lạm phát cao và chính sách kinh tế thắt chặt, thì những nền kinh tế khác đang phải đối mặt với những điều kiện khó khăn hơn.
Ở nhiều quốc gia, đại dịch Covid-19 đã khiến xu hướng lao động trở nên tồi tệ hơn, đồng thời cũng thay đổi điều kiện thị trường việc làm.
Cụ thể, Nam Phi được dự đoán sẽ có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trên toàn cầu. Là quốc gia công nghiệp hóa nhất ở châu Phi, tỷ lệ thất nghiệp ước tính sẽ đạt 35,6% vào năm 2023. Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế chậm và luật lao động nghiêm ngặt đã ngăn cản các công ty tuyển dụng lao động địa phương. Trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ thất nghiệp ở Nam Phi dao động quanh mức 20%.
Ở châu Âu, Bosnia và Herzegovina được ước tính có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, ở mức hơn 17%. Tiếp theo là Bắc Macedonia (15%) và Tây Ban Nha (12,7%). Những con số này cao hơn gấp đôi so với dự báo cho các nền kinh tế tiên tiến ở châu Âu.
Trong khi đó, Mỹ được dự báo sẽ có tỷ lệ thất nghiệp là 4,6% trong năm 2023, cao hơn 1,2% so với mức hiện tại. Điều này cho thấy sức mạnh của thị trường lao động trong tương lai ngắn hạn sẽ giảm bớt khi các chỉ số kinh tế của Mỹ suy yếu.
Giống như Mỹ, nhiều quốc gia ở châu Á cũng đang chứng kiến sức mạnh của thị trường lao động, với Thái Lan có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới ở mức 1%.