Nga: Khủng bố ở Syria được nước ngoài hỗ trợ chế tạo UAV vũ trang

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết: Lực lượng khủng bố ở Syria đang chế tạo và sử dụng máy bay không người lái với sự hỗ trợ từ nước ngoài. Không có quốc gia nào b
Nga: Khủng bố ở Syria được nước ngoài hỗ trợ chế tạo UAV vũ trang

Tướng Konashenko cho biết, UAV có trần bay đến 4 km, có khả năng hành trình trên phạm vi đến 150 km. Theo ông, đây là một vấn đề “thực sự nghiêm trọng”. Dù phía bên ngoài chiếc UAV có vẻ như rất thủ công và thô kệch, nhưng để chế tạo những UAV này cần ứng dụng những công nghệ phức tạp, đòi hỏi có trình độ đặc biệt.

UAV được ứng dụng hệ thống điều khiển rất hiện đại, đó là hệ thống dẫn đường của máy bay không người lái có sử dụng hệ thống định vị vệ tinh và dẫn đường quán tính. Có tới 3 ăng ten và bảng điều khiển cho hệ thống ném bom.

Đây là công nghệ không phức tạp, khi UAV bay đến điểm tấn công, hệ thống ném bom tự động nhận tín hiệu và thả bom xuống mục tiêu từ độ cao 1,5 đến 2 km. Ông Konashenko nhận xét, dễ hiểu là các chi tiết, bộ phận được mua trên thị trường chợ đen, nhưng có một thế lực nào đó, có được công nghệ khoa học quân sự hiện đại, đã cung cấp sơ đồ thiết kế và hướng dẫn các nhóm khủng bố chế tạo, cũng như khai thác sử dụng các máy bay này.

Tướng Konashenko nhận xét: “Đây thực sự là vấn đề rất nghiêm trọng, đe dọa an ninh của thế giới”. Ông nói như vậy khi giới thiệu những chiếc UAV bị lực lượng phòng không Nga bắn hạ trên không phận căn cứ Khmeimim ngày 03.09.2019.

Trong các UAV có một chiếc chạy bằng động cơ xăng, được lắp đặt một bình xăng thông thường với năm lít xăng bên trong. Điều đó cho thấy, UAV có thể bay rất lâu trên bầu trời, ẩn nấp và lựa chọn thời điểm tấn công hợp lý.

Tướng Konashenko giới thiệu về 2 UAV của khủng bố đã tiến công căn cứ sân bay Hmeimim. Video Russian 24

Phòng không Nga tại căn cứ Hmeimim và quân cảng Tartus cho biết, từ đầu năm đến nay, phòng không đã tiêu diệt khoảng 30 tên lửa các loại, khoảng 13 chiếc UAV vũ trang phóng từ địa phận tỉnh Idlib.

Máy bay không người lái và bom mini mà lực lượng khủng bố sử dụng để tấn công căn cứ Hmeimim. Ảnh South Front

Cuộc tấn công gần đây nhất là ngày 3/9/2019, lúc 21.20 (giờ Moscow), phòng không Nga đã phát hiện 2 UAV đang tiếp cận các căn cứ không quân. Tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Pantsir – 1S đã bắn hạ cả 2 chiếc UAV này trên khoảng cách an toàn với căn cứ.

Ngày 11.08.2019, phòng không Nga phát hiện và bắn hạ đến 6 UAV vũ trang của lực lượng Hồi giáo thánh chiến. Trong những năm trước đó, các nhóm khủng bố liên tục sử dụng UAV và tên lửa tấn công căn cứ không quân Hmeimim và quân cảng Tartus, hy vọng có thể tìm ra kẽ hở để đánh sập vị thế của quân đội Nga trên chiến trường Trung Đông.

Al-Masdar News

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…