Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ lỗ 143 tỷ USD trong 9 tháng

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cho biết, đã mất 142,2 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 142,60 tỷ USD) trong 9 tháng đầu năm 2022 do lãi suất tăng và đồng franc Thụy Sĩ mạnh hơn làm giảm giá trị của các khoản đầu tư nước ngoài của ngân hàng trung ương.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ lỗ 143 tỷ USD trong 9 tháng

Khoản lỗ trên được nhận định là lớn nhất trong lịch sử 115 năm của SNB. Con số này lớn hơn một chút so với sản lượng kinh tế hàng năm của Maroc (132 tỷ USD). Tuy nhiên, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ không phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản nhờ khả năng tạo tiền của mình.

Theo tìm hiểu, được biết, SNB đã lỗ 141 tỷ franc từ các vị thế ngoại tệ của mình khi trái phiếu và cổ phiếu được mua trong chiến dịch của ngân hàng này để ngăn chặn sự tăng giá của đồng franc đang bị giảm giá trị.

Con số này bao gồm các khoản lỗ liên quan đến tỷ giá hối đoái là 24,4 tỷ đồng do đồng franc mạnh hơn làm giảm giá trị của các khoản nắm giữ, bao gồm cổ phần của nhà bán lẻ cà phê Starbucks và chủ sở hữu Google Alphabet.

Lượng vàng nắm giữ mất 1,1 tỷ franc về giá trị.

Nhà kinh tế Alessandro Bee của UBS cho biết: “Những khoản lỗ này nghe có vẻ nhiều, nhưng SNB không phải là một công ty bình thường.

"Vấn đề là môi trường lạm phát đình trệ, nơi cổ phiếu mất giá, trái phiếu mất giá, vàng mất giá và đồng franc Thụy Sĩ trở nên mạnh hơn. Thông thường trái phiếu và vàng tăng giá khi cổ phiếu mất giá. Nhưng điều đó đã không xảy ra vào năm 2022."

Ông Bee nói thêm: "Các quy tắc phá sản thông thường" không được áp dụng, đồng thời lưu ý rằng SNB - ngân hàng đã tạo ra lợi nhuận 41,4 tỷ franc một năm trước đó, sẽ luôn có tính thanh khoản miễn là vẫn còn nhu cầu về franc Thụy Sĩ.

Trước đó, vào tháng 6, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ đã tăng lãi suất chủ chốt lên âm 0,25% và 0,5% vào tháng trước. Theo tính toán của Bloomberg, ngân hàng này vẫn kiếm được 69,3 triệu franc trong quý III, nâng tổng số tiền kể từ khi họ bắt đầu tính phí gửi tiền vào ngân hàng từ năm 2015 lên 11,9 tỷ franc.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ là một công ty cổ phần, có cả cổ đông là nhà nước lẫn tư nhân, và lợi nhuận được tính bằng cách so sánh chênh lệch giá tài sản vào đầu và cuối mỗi kỳ. Do đó, ngân hàng vẫn sẽ có thay đổi lớn về lợi nhuận và các khoản lỗ tạm thời vào cuối năm nay.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…