Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ ghi nhận khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 116 năm

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ dự kiến sẽ lỗ 143 tỷ USD cho năm tài chính 2022, khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 116 năm.
Thuỵ Sĩ

Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ (SNB) báo cáo khoản lỗ 132 tỷ franc Thụy Sĩ (143 tỷ USD) cho năm tài chính 2022, trích dẫn số liệu sơ bộ. Đây là khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 116 năm của ngân hàng và tương đương khoảng 18% tổng sản phẩm quốc nội dự kiến (744,5 tỷ franc Thụy Sĩ). Khoản lỗ kỷ lục trước đó là 23 tỷ franc vào năm 2015.

Do đó, ngân hàng sẽ không thực hiện các khoản thanh toán thông thường cho chính phủ Thụy Sĩ và các chính quyền tiểu bang, đồng thời các khoản thanh toán cho các cổ đông cũng sẽ bị ảnh hưởng. Năm 2021, ngân hàng báo lãi 26 tỷ franc Thuỵ Sĩ.

Trong số các khoản lỗ, 131 tỷ franc Thuỵ Sĩ đến từ các vị thế ngoại tệ và 1 tỷ đến từ vị thế của đồng franc bất chấp bối cảnh đồng franc tăng mạnh khi các nhà đầu tư đổ xô đến loại tài sản trú ẩn an toàn này khi tình hình châu Âu biến động.

Kể từ tháng 6/2022, đồng franc Thụy Sĩ đã giao dịch trên một euro, mức mà trước đó nó chỉ chạm nhẹ vào năm 2015 với tỷ giá 1,20 đối với đồng tiền chung của EU. Thụy Sĩ vốn có lịch sử kiềm chế sức mạnh của đồng franc bởi nền kinh tế nặng về xuất khẩu, mặc dù các nhà phân tích cho rằng các doanh nghiệp Thụy Sĩ vẫn có thể duy trì khả năng cạnh tranh bất chấp đồng franc tăng do lạm phát khu vực đồng euro.

Vào tháng 12, SNB đã tăng lãi suất lần thứ ba trong năm 2022, lên 1%. Đó là để chống lại lạm phát 3% - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng euro hiện vẫn đang ở mức trên 10%.

SNB cũng bị ảnh hưởng vào năm ngoái do thua lỗ trong danh mục đầu tư trái phiếu và cổ phiếu trong bối cảnh thị trường suy thoái rộng. Tuy nhiên, ngân hàng đã kiếm được 400 triệu franc thông qua việc nắm giữ vàng.

Karsten Junius, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Thụy Sĩ J.Safra Sarasin, nói với CNBC rằng các khoản lỗ của ngân hàng trung ương sẽ không làm thay đổi chính sách tiền tệ của họ và ông kỳ vọng lãi suất sẽ tăng thêm 100 điểm cơ bản, lên 2% trong năm nay. 

Xem thêm

ECB ủng hộ khả năng tăng mạnh lãi suất

ECB ủng hộ khả năng tăng mạnh lãi suất

Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 27/8 đã đưa ra những lập luận cho việc tăng lãi suất “mạnh tay” hơn vào tháng tới, viện dẫn lạm phát vẫn ở mức cao và công chúng có thể mất niềm tin vào các biện pháp chống lạm phát của ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…