Theo Bloomberg, đó là vì việc tái thiết lập mức trần 50.000 USD ngoại tệ mà mỗi cá nhân nước này được phép đổi ra mỗi năm. Điều này có thể gây thêm áp lực gia tăng lên dòng vốn thoái vốn đang đi lên. Nếu chỉ 1% trong gần 1,4 tỉ người Trung Quốc chạm mức trần trên, dòng vốn chảy ra sẽ vào khoảng 700 tỉ USD, nhiều hơn so với ước tính 620 tỉ USD mà Bloomberg Intelligence cho rằng đã thoái khỏi Đại lục 10 tháng đầu năm nay.
Người trung lưu và giàu có Trung Quốc đã và đang đổi nội tệ sang các loại tiền tệ khác để tự vệ trước cảnh mất giá, kéo cao áp lực hạ giá lên nhân dân tệ. Dòng vốn thoái có thể mạnh lên nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, đẩy giá trị đô la Mỹ lên cao.
Tình hình này đẩy ông Chu Tiểu Xuyên vào thế khó, vốn được nhà kinh tế đạt giải Nobel xác định là “bộ ba bất khả thi”. Đây là nguyên tắc cho rằng một nước không thể cùng lúc duy trì một tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập và mở cửa biên giới vốn.
“Tại thời điểm như thế này, bạn phải so sánh các yếu tố và chọn thứ ít tệ hơn. Dòng chảy vốn tự do có thể phải bị bỏ để duy trì tỷ giá tiền tệ tương đối ổn định”, George Wu, nhân viên chính sách tiền tệ cho PBOC trong 12 năm qua nhận định. Trung Quốc đang đi xa khỏi sự cân bằng giữa các biến của bộ ba, ít nhất là vào lúc này. Nhân dân tệ và dòng vốn thoái “có thể phải mất một thời gian trước khi được ổn định”, ông Wu - người hiện là nhà kinh tế trưởng tại Huarong Securities ở Bắc Kinh - nói thêm.
Người trung lưu và giàu có Trung Quốc đã và đang đổi nội tệ sang các loại tiền tệ khác để tự vệ trước cảnh mất giá, kéo cao áp lực hạ giá lên nhân dân tệ.
Bức tranh toàn cầu khiến việc ra quyết sách phức tạp hơn. Nhật Bản và châu Âu vẫn mong manh với chính sách lãi suất âm, trong khi Fed có thể tăng lãi suất trong hai tuần tới và ông Donald Trump, tổng thống Mỹ đắc cử từng chỉ trích chính sách thương mại, tiền tệ của Trung Quốc, nhậm chức vào ngày 20.1.
Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương Paul Gruenwald tại S&P Global nói: “Chính phủ Trung Quốc làm thế nào để phản ứng trước điều này và chính quyền Mỹ trả lời trước phản ứng của chính phủ Trung Quốc ra sao chính là điều đáng theo dõi. Trung Quốc cần tìm ra đâu là sự kết hợp tốt nhất”. Ông Gruenwald xác định ba lựa chọn để chống lại luồng vốn thoái: kiểm soát vốn, dùng dự trữ ngoại hối hoặc làm yếu tiền tệ.
Sự kết hợp của cả ba biện pháp đang là điều xảy ra vì giới chức Đại lục có vẻ bảo vệ sự độc lập của chính sách tiền tệ hơn bất cứ yếu tố nào khác. Báo cáo công bố hôm 1.12 cho thấy PBOC giữ chuẩn chính sách quan trọng yên vị trong hơn một năm, sử dụng nhiều công cụ thanh khoản thị trường mở để thắt chặt điều kiện tiền tệ một cách hiệu quả.
"Vì thế, thay vì tăng chi phí đi vay để khiến lợi nhuận trong nước hấp dẫn hơn, Trung Quốc bổ sung hạn chế mới về dòng vốn chảy khỏi biên giới nước này. Họ còn ngưng một số thương vụ thâu tóm nước ngoài và đặt rào cản hành chính lớn hơn trong việc lấy ngoại tệ từ ngoại quốc.
Yu Yongding, cựu thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ thuộc PBOC, cho rằng Đại lục nên bớt can thiệp thị trường ngoại hối và thêm kiểm soát vốn. Tuần trước, Phó thống đốc PBOC Yi Gang cho hay dự trữ ngoại hối Đại lục là “rất nhiều” và nhân dân tệ vẫn sẽ ổn định.
Khoảng 1.500 tỉ USD chảy khỏi quốc gia Đông Á kể từ đầu năm 2015, theo ước tính của Bloomberg Intelligence. Dù Trung Quốc vẫn có kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, núi tiền này giảm mạnh trong tháng 10, xuống mức đáy 5 năm là 3.120 tỉ USD, theo số liệu PBOC. Nước này có ít ''đạn dược'' hơn để “chiến đấu” với cảnh nội tệ sụt giá nếu nhiều người dân nước này giữ tiền mặt ở nước ngoài.
PBOC cho hay hồi tháng 1, tiền gửi ngoại tệ tăng 8,1% lên mức 97,4 tỉ USD, mức tăng lớn nhất kể từ khi ngân hàng trung ương bắt đầu theo dõi số liệu từ năm 2011. Khoản tiền trên dừng ở mức 113,1 tỉ USD trong tháng 10. Đầu năm sau, con số này có thể còn tăng mạnh hơn nữa vì nhiều người Trung Quốc cho rằng USD mạnh lên. Theo chuyên gia Ding Shuang thuộc ngân hàng Standard Chartered ở Hồng Kông, điều này có nghĩa là giới hoạch định chính sách có thể thu hút thêm dự trữ ngoại hối để bảo vệ nhân dân tệ vì họ ưu tiên giữ tiền tệ ổn định.
Nhà kinh tế Raymond Yeung thuộc Australia & New Zealand Banking Group ở Hồng Kông cho rằng nếu Trung Quốc vẫn cam kết với việc tự do hóa tài khoản vốn, nước này nên tăng cường việc dùng các công cụ lãi suất để tác động gián tiếp lên tỷ giá nhân dân tệ, nhằm tránh khiến nhà đầu tư ngoại e ngại. “Thêm chậm trễ trong cải cách lãi suất sẽ khiến tài sản Trung Quốc kém hấp dẫn”, ông Yeung viết.