Ngân hàng UBS hoàn tất việc tiếp quản Credit Suisse

Vào ngày 12/6, ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho biết họ đã chính thức hoàn tất việc tiếp quản đối thủ Credit Suisse…

Ngân hàng UBS hôm thứ Hai cho biết họ đã hoàn tất việc tiếp quản đối thủ đang gặp khó khăn Credit Suisse, với kỳ vọng tạo ra một ngân hàng khổng lồ của Thụy Sĩ với bảng cân đối kế toán trị giá 1,6 nghìn tỷ USD và cơ chế quản lý tài sản lớn hơn.

"Đây là sự khởi đầu của một chương mới - đối với UBS, đối với Thụy Sĩ với tư cách là một trung tâm tài chính toàn cầu", Giám đốc điều hành UBS Sergio Ermotti và Chủ tịch Colm Kelleher cho biết trong một bức thư ngỏ được đăng trên các tờ báo Thụy Sĩ. “Chúng tôi sẽ tập hợp các thế mạnh chuyên môn, quy mô tập thể và khả năng lãnh đạo của cả UBS và Credit Suisse để tạo ra một doanh nghiệp mạnh mẽ hơn nữa. Thỏa thuận ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 này sẽ phải đối mặt với thách thức nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho khách hàng, nhân viên, cổ đông và cho Thụy Sĩ”, chia sẻ trong bức thư cho biết. 

Khối tài sản trị giá 5 nghìn tỷ USD của Credit Suisse sẽ mang lại cho UBS, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, một vị thế đầu bảng tại các thị trường trọng điểm vốn cần nhiều tới năm để phát triển về quy mô và tầm với. Việc sáp nhập cũng chấm dứt lịch sử 167 năm của Credit Suisse, bị sụp đổ trong những năm gần đây bởi các vụ bê bối và thua lỗ.

Cả hai ngân hàng cùng duy trì lực lượng lao động lên đến 120.000 nhân viên trên toàn thế giới, mặc dù UBS đã cho biết họ có kế hoạch cắt giảm việc làm để giảm chi phí và tận dụng lợi thế của việc sát nhập. 

Trước đó vào thứ Sáu, UBS đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Thụy Sĩ về các điều kiện của khoản hỗ trợ công khai trị giá 9 tỷ franc Thụy Sĩ (10 tỷ USD) đối với các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh của Credit Suisse. Vào thời điểm cuối tháng 3, ngân hàng hàng đầu Thuỵ Sĩ UBS đã đồng ý cùng với các nhà hoạch định chính sách về thỏa thuận trị giá 3,2 tỷ USD để mua lại Credit Suisse trong bối cảnh lo ngại về tình hình bất ổn trên toàn bộ hệ thống ngân hàng. 

Việc tiếp quản đã xóa sạch tài sản trị giá 16 tỷ franc Thụy Sĩ (17 tỷ USD) của những người nắm giữ trái phiếu AT1 của ngân hàng.

Ngân hàng UBS

Cả UBS và chính phủ Thụy Sĩ đều đưa ra những đảm bảo rằng việc tiếp quản sẽ mang lại lợi ích cho các cổ đông và sẽ không trở thành gánh nặng cho người nộp thuế. Việc giải cứu cũng là cần thiết để bảo vệ vị thế trung tâm tài chính của Thụy Sĩ, vốn sẽ bị ảnh hưởng nếu sự sụp đổ của Credit Suisse gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành Sergio Ermotti đã cảnh báo rằng những tháng tới sẽ rất "gập ghềnh" khi UBS tiếp tục điều chỉnh và giải quyết các vấn đề của Credit Suisse, một quá trình có thể sẽ mất từ ​​ba đến năm năm.

Ngân hàng UBS hiện vẫn chưa xác nhận các kế hoạch chính thức đối với khối tài sản bao gồm cả ngân hàng bán lẻ được đánh giá cao của Credit Suisse.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều ngân hàng đã giảm bớt tham vọng toàn cầu của họ khi các quy định chặt chẽ hơn đã gây ra những khoản lỗ lớn làm xói mòn lợi nhuận và buộc họ phải suy nghĩ lại về hoạt động kinh doanh của mình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…