Nguồn cung thiết bị y tế bị hạn chế, Ấn Độ đành “đặt cược” vào Trung Quốc

Ấn Độ sẽ mua máy thở và khẩu trang từ Trung Quốc để đối phó với tình trạng thiếu hụt thiết bị y tế.
Nguồn cung thiết bị y tế bị hạn chế, Ấn Độ đành “đặt cược” vào Trung Quốc

Ấn Độ đã ghi nhận 1.251 trường hợp nhiễm Covid-19 với 32 ca tử vong. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết đất nước có dân số 1,3 tỷ người có thể sẽ phải chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Nếu dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, Ấn Độ sẽ gặp phải tổn hại vô cùng nặng nề bởi hệ thống y tế công cộng còn nhiều yếu kém. 

Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi cho biết, họ đang cố gắng mua các thiết bị y tế, bao gồm khẩu trang, quần áo bảo hộ từ các công ty trong nước và các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc để đáp ứng tình trạng thiếu hụt.

Một quan chức giấu tên của Ấn Độ chia sẻ: “Trung Quốc, chắc chắn chúng tôi sẽ mua từ họ… bởi việc tăng quy mô sản xuất trong nước sẽ rất mất thời gian…”. Ấn Độ dự định sẽ mua máy thở và khẩu trang từ Trung Quốc, dù cho một số quốc gia tại châu Âu đã phàn nàn về chất lượng của thiết bị. 

Hà Lan đã thu hồi hàng nghìn khẩu trang nhập khẩu từ Trung Quốc vì vấn đề chất lượng, trong khi Tây Ban Nha phàn nàn về bộ dụng cụ xét nghiệm do nhà sản xuất Trung Quốc cung cấp. 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cho biết một số quốc gia đặt ra nghi ngờ về chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, và thừa nhận rằng có thể có một số vấn đề. “Một lượng lớn các nhà sản xuất Trung Quốc đang làm việc suốt ngày đêm để hỗ trợ cho các quốc gia khác. Sự chân thành và giúp đỡ của chúng tôi là thực. Nếu có vấn đề xảy ra trong các quá trình sản xuất, chúng tôi sẽ làm việc với các bộ phận liên quan,” phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying nói trong một cuộc họp báo vào hôm qua (30/3). 

Trung Quốc đang nổi lên như một nhà cung cấp “được yêu thích” trong gian đoạn này vì tình hình dịch bệnh đang giảm dần và các nhà máy được đẩy mạnh để mở cửa trở lại và tăng cường năng suất. 

Ấn Độ sẽ cần tới ít nhất 38 triệu khẩu trang và 6,2 triệu thiết bị bảo vệ cá nhân khi nước này đang phải đối mặt với sự lây lan nhanh chóng của virus Covid-19, theo báo cáo của chính quyền nước này.

Nhưng tổ chức Swadeshi Jagran Manch (SJM), một nhóm liên kết với Đảng Nhân dân Ấn Độ của Thủ tướng Modi đề nghị chính phủ xem xét các lựa chọn trong nước vì sự lo ngại về chất lượng thiết bị từ Trung Quốc.

“Tôi không nghĩ rằng Ấn Độ cần sự hỗ trợ của Trung Quốc cho việc chăm sóc sức khoẻ dù là dưới bất kỳ hình thức này… Ngay cả khi các công ty Ấn Độ sản xuất với chi phí cao hơn thì cũng là không thành vấn đề,” ông Ashwani Mahajan, một thành viên của SJM chia sẻ với Reuters.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...