Nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried chi 250 triệu USD để bảo lãnh tại ngoại

Sam Bankman-Fried đã được tại ngoại với gói bảo lãnh 250 triệu USD trong thời gian chờ xét xử 8 cáo buộc hình sự liên bang liên quan đến đế chế tiền điện tử FTX đã sụp đổ.
Sam Bankman-Fried

Người sáng lập FTX Sam Bankman-Fried đã được tại ngoại với khoản bảo lãnh tại ngoại lên tới 250 triệu USD trong khi chờ xét xử vì tội gian lận và các cáo buộc hình sự khác, một thẩm phán liên bang ở New York đã ra phán quyết. 

Bankman-Fried bước ra khỏi Tòa án Quận Hoa Kỳ ở Manhattan, bên cạnh là cha mẹ, nhóm pháp lý và an ninh tòa án lúc 2:19 giờ địa phương. Người đàn ông 30 tuổi này sẽ đối mặt với phiên điều trần tiếp theo tại Thành phố New York vào ngày 3/1, nơi anh ta sẽ bị luận tội và được quyền tự biện hộ. 

Bảo lãnh tại ngoại là cam kết bằng văn bản của bị cáo sẽ ra hầu tòa khi có lệnh. Đổi lại, Sam Bankman-Fried sẽ không bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tài sản thế chấp để được tại ngoại.

Bảo lãnh tại ngoại được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu trong ngôi nhà của gia đình Bankman-Fried, bằng chữ ký của cha mẹ bị cáo - đều là giáo sư Luật Stanford - và hai cá nhân khác có khối tài sản “đáng kể”.

Bên cạnh gói bảo lãnh tại ngoại trị giá 250 triệu USD - được các công tố viên gọi là “gói bảo lãnh tại ngoại trước khi xét xử lớn nhất từ trước đến nay”, cựu tỷ phú tiền điện tử cũng sẽ được yêu cầu đeo vòng tay theo dõi điện tử, nộp đơn tư vấn sức khỏe tâm thần và chỉ được phép di chuyển trong khu vực nhất định. Sam Bankman-Fried sẽ được giám sát “nghiêm ngặt” sau khi quay trở về nhà của cha mẹ ở California.

Trước đó, Sam Bankman-Fried đã tuyên bố rằng anh ta chỉ còn 100.000 USD - sự thất bại lớn đối với một người đàn ông từng đứng đầu đế chế tiền điện tử trị giá 32 tỷ USD.

Sam Bankman-Fried bị buộc tội thực hiện một vụ lừa đảo trị giá hàng tỷ USD đối với các nhà đầu tư của mình, sử dụng tiền của khách hàng FTX để mua tài sản, tài trợ cho các khoản quyên góp chính trị và các giao dịch hỗ trợ tại quỹ phòng hộ Alameda Research của anh ta.

FTX đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Delaware vào ngày 11/11. Hai cấp phó hàng đầu của Bankman-Fried, Caroline Ellison và Gary Wang, đã nhận tội liên quan đến các cáo buộc gian lận và đang hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...