Nhật Bản chính thức trở lại danh sách trắng về thương mại của Hàn Quốc

Ba năm sau bối cảnh căng thẳng ngoại giao, Hàn Quốc chính thức khôi phục Nhật Bản vào danh sách các quốc gia được ưu tiên trong thương mại...

Đồng thời, quan chức Hàn Quốc cũng hy vọng phía họ cũng có thể được khôi phục vị trí trong danh sách trắng thương mại của Nhật Bản. Tuy nhiên, dựa trên các thủ tục sửa đổi các quy định xuất khẩu của Nhật Bản, dự kiến quá trình đưa Hàn Quốc trở lại thành đối tác ưu tiên trong thương mại sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Hàn Quốc chia các đối tác thương mại thành hai nhóm ưu tiên trong thương mại, liên quan đến quá trình quản lý phê duyệt xuất khẩu các vật liệu nhạy cảm. Đối với các quốc gia nằm trong “danh sách trắng thương mại”, hay danh sách ưu tiên, thời gian chờ đợi thường là năm ngày. Trong khi đó, các quốc gia khác phải trải qua quá trình xem xét từng trường hợp, thời gian phê duyệt có thể mất tới 15 ngày.

Vào tháng 9 năm 2019, Hàn Quốc đã loại Nhật Bản khỏi danh sách trắng thương mại trước động thái tương tự từ phía Nhật Bản. Nhật Bản đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với các hóa chất chính mà các công ty Hàn Quốc sử dụng để sản xuất chất bán dẫn và màn hình, khiến Hàn Quốc đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Theo đó, Hàn Quốc cáo buộc Nhật Bản vũ khí hóa thương mại để trả đũa các phán quyết của tòa án Hàn Quốc. Trước đó, phía Hàn Quốc đã ra lệnh cho các công ty Nhật Bản bồi thường cho những người dân bị cưỡng bức trở thành nô lệ lao động trong Thế chiến II khi Nhật Bản chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên. Các phán quyết này đã khiến phía Nhật Bản bất bình. Họ khẳng định tất cả các vấn đề bồi thường đã được giải quyết theo một hiệp ước năm 1965 nhằm bình thường hóa quan hệ.

Hàn Quốc chính thức khôi phục vị trí của Nhật Bản trong danh sách trắng thương mại
Hàn Quốc chính thức khôi phục vị trí của Nhật Bản trong danh sách trắng thương mại

Mối quan hệ bất hòa này giữa các đồng minh của Mỹ bắt đầu dịu lại vào tháng 3, khi chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công bố kế hoạch sử dụng quỹ của Hàn Quốc để bồi thường cho những người lao động bị cưỡng bức mà không yêu cầu Nhật Bản bồi thường. Ông Yoon đã tới Tokyo để gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và họ cam kết sẽ xây dựng lại các mối quan hệ kinh tế và an ninh của hai nước.

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định quan hệ chặt chẽ hơn với Nhật Bản là điều cần thiết để đối phó với hàng loạt thách thức trong khu vực, đặc biệt là mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên.

Sau hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - Nhật Bản vừa rồi, Hàn Quốc đã rút đơn khiếu nại tại WTO chống lại Nhật Bản khi đối phương đồng thời xác nhận việc dỡ bỏ kiểm soát xuất khẩu đối với một loạt hóa chất được coi là quan trọng đối với ngành công nghệ của Hàn Quốc. Các hạn chế của Nhật Bản đã bao gồm các polyimide flo hóa, được sử dụng trong màn hình đi-ốt phát sáng hữu cơ (OLED) cho TV và điện thoại thông minh, cũng như chất cản quang và hydro florua, được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn.

Với việc vị trí của Nhật Bản được khôi phục, Hàn Quốc hiện dành ưu đãi cho 29 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Pháp, cho việc xuất khẩu các vật liệu “chiến lược” nhạy cảm có thể được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.

Xem thêm

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn bảo vệ thương hiệu chính thống tại Việt Nam

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn bảo vệ thương hiệu chính thống tại Việt Nam

Mới đây, tại Lotte Hotel Hanoi đã diễn ra hội thảo “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính thống Hàn Quốc” do aT Vietnam, thuộc Bộ Nông - Lâm nghiệp và Thực phẩm Hàn Quốc tổ chức. Hội thảo này, nhằm tăng tính nhận diện sản phẩm chính hãng của đất nước xứ sở kim chi tại thị trường Việt Nam…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…