Nhật Bản đầu tư 500 triệu USD để sản xuất chip bán dẫn tiên tiến

Nhật Bản sẽ đầu tư 70 tỷ yên (500 triệu USD) ban đầu vào một liên doanh bán dẫn mới do Sony Group Corp và NEC Corp đứng đầu.
sản xuất chip bán dẫn

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura đưa ra công bố trong một cuộc họp báo, cho biết: “Liên doanh sản xuất chip bán dẫn mới sẽ được đặt tên là Rapidus và đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất chip vào nửa sau của thập kỷ, gấp rút khẳng định lại tư cách là nhà sản xuất chip tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản.Thiết bị bán dẫn sẽ trở thành một thành phần quan trọng cho sự phát triển của các công nghệ tiên tiến hàng đầu mới như AI, các ngành công nghiệp kỹ thuật số và chăm sóc sức khỏe."

Liên doanh chip Rapidus sẽ là đại diện cho giai đoạn tiếp theo trong chiến lược bán dẫn của Nhật Bản và là một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác ngày càng sâu sắc của nước này trong phát triển công nghệ với Hoa Kỳ. Vào tháng 7, hai nước đã nhất trí thành lập một trung tâm nghiên cứu chung mới để phát triển chip bán dẫn thế hệ tiếp theo 2 nanomet nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn. 

Các doanh nghiệp khác đầu tư vào Rapidus còn bao gồm Nippon Telegraph & Telephone Corp, nhà sản xuất chip nhớ Kioxia Holdings, Softbank Corp, Denso, Toyota Motor Corp và Mitsubishi UFJ Financial Group.

Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ đầu tư thêm hàng tỷ USD trong tương lai và muốn thu hút các công ty liên quan đến chip của Hoa Kỳ và châu Âu tham gia vào liên doanh, chẳng hạn như International Business Machine Corp và ASML Holdings, một quan chức thương mại và công nghiệp giấu tên chia sẻ với Reuters.

Khi xích mích thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng sâu sắc và Washington hạn chế Bắc Kinh tiếp cận công nghệ bán dẫn nhạy cảm, Nhật Bản đang gấp rút hồi sinh cơ sở sản xuất chip của mình. Họ muốn đảm bảo các nhà sản xuất ô tô và các công ty công nghệ thông tin của mình không thiếu các vật liệu quan trọng để sản xuất và họ cần các công nghệ chip tiên tiến để nuôi dưỡng các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhật Bản, nước từng sản xuất hơn một nửa vật liệu bán dẫn trên thế giới, cũng lo ngại rằng Trung Quốc có thể cố gắng nắm quyền kiểm soát Đài Loan, trung tâm sản xuất chip tiên tiến hiện nay trên toàn cầu.

Để hồi sinh ngành sản xuất chip, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp viện trợ tài chính để khuyến khích các nhà sản xuất chip nước ngoài xây dựng nhà máy ở Nhật Bản. Năm ngoái, họ đã trao 400 tỷ yên để giúp Taiwan Semiconductor Manufacturing Co, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, xây dựng một nhà máy ở quận Kumamoto, nơi sẽ cung cấp chất bán dẫn cho Sony và nhà sản xuất xe tự động Denso Corp.

Vào tháng 7, Nhật Bản cũng đưa ra khoản trợ cấp 93 tỷ yên để giúp các nhà sản xuất chip nhớ Kioxia Corp và Western Digital Corp mở rộng sản lượng tại Nhật Bản. Vào tháng 9, họ đã cam kết tài trợ cho nhà sản xuất chip Micron Technology của Mỹ 46,5 tỷ yên để tăng thêm năng lực sản xuất tại nhà máy ở Hiroshima.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…