'Nhiều lĩnh vực không nhất thiết phải có nhà đầu tư chiến lược'

Quan điểm của ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) về việc bán vốn ở doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong bối cảnh Chính phủ muốn thúc nhanh cổ phần hóa.
'Nhiều lĩnh vực không nhất thiết phải có nhà đầu tư chiến lược'

Quan điểm của ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) về việc bán vốn ở doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong bối cảnh Chính phủ muốn thúc nhanh cổ phần hóa.

Theo ông Tiến, ngoài phần vốn nhà nước cần phải nắm giữ, còn lại bán được bao nhiêu thì bán tối đa, không cần lộ trình, thậm chí với nhiều lĩnh vực cũng không cần nhà đầu tư chiến lược. Ông nói:"Việc chọn nhà đầu tư chiến lược hiện vẫn chậm do vẫn còn tồn tại nguyên nhân muôn thủa, đó là thị trường chứng khoán chưa phục hồi, chưa thu hút nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua cổ phần khi tiến hành CPH hoặc bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tâm lý lãnh đạo cơ quan chủ quản và bản thân doanh nghiệp chưa thực sự mong muốn CPH. Và cuối cùng là các doanh nghiệp tiến hành CPH hiện nay hầu hết có quy mô vốn lớn, trong đó có nhiều tập đoàn, tổng công ty nên giải quyết các vấn đề trước khi tiến hành chuyển đổi sở hữu phức tạp, mất nhiều thời gian, đặc biệt là việc chọn cổ đông chiến lược.Ngoài ra, còn xuất hiện thêm một số nguyên nhân mới. Chẳng hạn, nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi sự đổi mới, đột phá của nhiệm kỳ Chính phủ mới trong cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, đặc biệt là chờ đợi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế 3 nghị định hiện hành liên quan đến chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.Thứ hai, sau khi tham gia AEC, Việt Nam chuẩn bị các điều kiện để thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhà đầu tư cũng có ý chờ đợi Chính phủ sẽ ban hành hàng loạt cơ chế mở cửa mạnh mẽ hơn với nhà đầu tư nước ngoài; bảo đảm công khai, minh bạch về tình hình tài chính, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quy định của TPP...Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã có hiệu lực. Theo đó, Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn tại 4 lĩnh vực, còn lại  tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.Bây giờ chỉ còn chờ Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định 37/2014/QĐ-TTg quy định cụ thể những lĩnh vực nào Nhà nước nắm giữ bao nhiêu vốn, phần còn lại để cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Tức là ngoài phần vốn nhà nước cần phải nắm giữ, còn lại bán được bao nhiêu thì bán tối đa, không cần lộ trình, thậm chí với nhiều lĩnh vực cũng không cần nhà đầu tư chiến lược.Doanh nghiệp nào đã phê duyệt phương án CPH rồi có thể điều chỉnh lại theo hướng giảm thiểu sở hữu nhà nước như thương mại, dịch vụ chẳng hạn, sau khi chuyển đổi sở hữu, các tập đoàn, tổng công ty vẫn tiếp tục kinh doanh thương mại, dịch vụ thì bán tất, không cần cổ đông chiến lược và cũng không thể lấy lý do hội nhập, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam nên cần phải giữ tổng công ty nọ, doanh nghiệp kia làm nòng cốt, phải chọn được nhà đầu tư chiến lược để phát triển doanh nghiệp. Tôi cũng muốn nói thêm rằng, việc khó chọn cổ đông chiến lược cũng là nguyên nhân khiến CPH bị chậm".
 Anh Hùng (t/h)

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…