Những loại thực phẩm ưu tiên sử dụng khi người cao tuổi bị bệnh gout

Chế độ ăn cho người bệnh gout có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Do đó, để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những loại thực phẩm ưu tiên sử dụng khi người cao tuổi bị bệnh gout

Bệnh gout là một loại viêm khớp thường khởi phát đột ngột cùng với các triệu chứng như sưng, đau, viêm các khớp. Các triệu chứng của bệnh thường xảy ra khi mà nồng độ axit uric trong máu cao, các tinh thể Uric có thể tích tụ trong các khớp.

Những người mắc bệnh thường sưng đau và viêm các khớp từ ngón chân tiếp đấy là các ngón tay rồi sau đó đến cổ tay, đầu gối và gót chân.

Người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi thường có tỷ lệ mắc bệnh gout nhiều hơn so với các độ tuổi khác. Nguyên nhân là do người cao tuổi có nhiều bệnh nền cũng một lúc khiến cho nội tiết bị tổn thương, khó lưu thông. Từ đó, phải uống nhiều thuốc dẫn đến axit uric lắng đọng trong cơ thể.

Bên cạnh đó, thói quen uống ít nước, ăn ít rau, nhiều đạm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Dưới đây sẽ là những thực phẩm ưu tiên sử dụng khi người cao tuổi bị bệnh gout.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

20210127-020834-791055-thuc-pham-giau-vitamax-1800x1800-2055.jpeg

Người mắc bệnh gout cần bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C mỗi ngày. Bởi vitamin C có thể giúp tăng cường khả năng loại bỏ axit uric qua thận, giảm hấp thụ hợp chất này trong ruột và ngăn chặn sự hình thành của tinh thể urate (một dạng của axit uric) trong khớp. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ và tần suất của các cơn gout.

Nước

tempimageotcjyh-3450.jpg

Khi uống nhiều nước, cơ thể có thể tiêu hao axit uric hiệu quả hơn, giúp hạn chế sự tạo ra và tăng cường loại bỏ tinh thể urate qua nước tiểu. Nước cũng giúp giảm cường độ của axit uric trong nước tiểu, giảm nguy cơ tạo ra tinh thể urate trong các khớp và do đó giảm cơ hội phát triển các cơn gout.

Thịt trắng

chcikenbreast-800x533-3285.jpeg

Thịt đỏ, như thịt bò, thịt heo và thịt cừu, thường chứa nhiều purine, một hợp chất gây ra tăng axit uric. Khi cơ thể tiêu hao purine, nó sẽ chuyển hóa thành axit uric, làm tăng nguy cơ gout. Do đó, việc giảm lượng thịt đỏ trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm sản xuất hợp chất làm gia tăng căn bệnh và ngăn chặn cơn gout.

Trái lại, thịt trắng như thịt gia cầm và cá thường có ít purine hơn, do đó ít gây ra axit uric hơn. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout và giúp kiểm soát triệu chứng.

Sử dụng dầu thực vật

dau-thuc-vat-1-6f3182b7a2-3426.jpeg

Người bị bệnh gout thường được khuyến khích sử dụng các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt, dầu vừng… vì chúng thường chứa ít purine hơn so với các loại dầu động vật và các loại chất béo khác.

Các loại dầu thực vật thường chứa các axit béo không no và ít chứa chất béo bão hòa. Trong khi đó, các loại dầu động vật, như dầu thịt bò hoặc dầu đậu nành, có thể chứa nhiều chất béo bão hòa hơn, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Việc sử dụng các loại dầu thực vật giúp giảm lượng purine và axit uric trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ gout và kiểm soát triệu chứng của bệnh.

Có thể bạn quan tâm