Nợ toàn cầu tăng cao nhất mọi thời đại: 225 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IFF) ước tính, nợ toàn cầu sẽ đạt mức 255 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019 - tương đương 32.500 USD trung bình đối với cá nhân trong tổng số 7,7 tỷ dân thế giới.
Nợ toàn cầu tăng cao nhất mọi thời đại: 225 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019

Số tiền nợ toàn cầu vào cuối năm 2019 lên tới 255 nghìn tỷ USD, gấp hơn 3 lần sản lượng kinh tế hàng năm của thế giới. Con số này là hệ quả của mức tăng 7,5 nghìn tỷ USD chỉ trong nửa đầu năm nay mà không có dấu hiệu chậm lại. Khoảng 60% của mức tăng đó đến từ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chỉ riêng nợ chính phủ được ước tính lên tới 70 nghìn USD trong năm nay, cũng như nợ chung (chính phủ, doanh nghiệp và lĩnh vực tài chính) của các nước thị trường mới nổi cũng chưa hề có dấu hiệu đi xuống.  

“Với chỉ một vài dấu hiệu chậm lại trong tốc độ tích luỹ nợ, chúng tôi dự đoán nợ toàn cầu sẽ vượt quá mức 255 nghìn tỷ khi kết thúc năm 2019,” IFF cho biết trong một báo cáo. 

Tính trong toàn bộ các mảng nợ, nợ chính phủ đã chứng kiến sự gia tăng lớn nhất trong nửa đầu năm - tăng 1,5 điểm phần trăm. Tiếp theo đó là các công ty phi tài chính, với mức tăng 1 điểm phần trăm. 

Biểu đồ miêu tả nợ toàn cầu từ năm 1999 đến 2019 (đơn vị nghìn tỷ USD).
Biểu đồ miêu tả nợ toàn cầu từ năm 1999 đến 2019 (đơn vị nghìn tỷ USD). 

Bên cạnh đó, các công ty nhà nước hiện chiếm hơn một nửa số nợ doanh nghiệp phi tài chính ở các thị trường mới nổi. Theo một phân tích khác từ Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America) vào thứ Sáu, kể từ khi ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ Lehman Brothers sụp đổ, các chính phủ đã vay 30 nghìn tỷ USD, các công ty đã mượn 25 nghìn USD, các hộ gia đình đăng ký vay tổng cộng lên đến 9 nghìn tỷ USD và ngân hàng là 2 nghìn tỷ USD. 

Dữ liệu của IFF được tính dựa trên số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng khảo sát riêng của Viện, có lưu ý thêm rằng số nợ bên ngoài lĩnh vực tài chính hiện đã đứng đầu ở mức 240% tổng sản phẩm quốc nội thế giới với 190 nghìn tỷ USD. 

Thị trường trái phiếu toàn cầu đã tăng từ 87 nghìn tỷ USD trong năm 2009 lên hơn 115 nghìn tỷ USD. Trái phiếu chính phủ hiện chiếm 47% thị trường so với mức 40% của năm 2009. Trái phiếu ngân hàng đã giảm xuống dưới 40% từ mức trên 50% trong năm 2009.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

IMF: Kinh tế toàn cầu có thể mất 455 tỉ USD

IMF: Kinh tế toàn cầu có thể mất 455 tỉ USD

Nền kinh tế toàn cầu đang ở một "thời điểm nhạy cảm," đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải duy trì các biện pháp kích thích và các chính phủ nhanh chóng giải quyết những bất đồng thương mại.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…