Nobel Kinh tế 2018 về tay hai người Mỹ

Hai nhà kinh tế học người Mỹ William Nordhaus và Paul Romer đã được xướng tên là chủ nhân của giải Nobel kinh tế 2018.
Nobel Kinh tế 2018 về tay hai người Mỹ

Ông William Nordhaus (trái) và ông Paul Romer - hai chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2018

Cụ thể, ông Nordhaus được vinh danh vì công trình về thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.  Những công trình nghiên cứu của chuyên gia sinh năm 1941 này tập trung vào những tương tác giữa xã hội và thiên nhiên. Ông quyết định dành nhiều công sức cho đề tài này vào những năm 1970 giữa lúc các nhà khoa học ngày càng lo ngại việc đốt nhiên liệu hóa thạch có nguy cơ khiến thế giới ấm dần lên.

Vào giữa những năm 1990, ông trở thành người đầu tiên tạo ra một mô hình định lượng mô tả ảnh hưởng lẫn nhau giữa kinh tế và khí hậu. Mô hình của ông kết hợp các lý thuyết và kết quả kinh nghiệm từ ngành vật lý, hóa học và kinh tế học. Giờ đây, mô hình này được sử dụng rộng rãi trong việc mô phỏng kinh tế và khí hậu cùng tiến hóa ra sao.

Trong khi đó, ông Paul Romer được đánh giá cao bởi những nghiên cứu góp phần đặt nền tảng cho lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Lý thuyết này đã dẫn đến hàng loạt nghiên cứu mới về các quy định và chính sách nhằm khuyến khích những ý tưởng mới và thịnh vượng dài hạn.

Thoạt tiên, có vẻ như những gì hai nhà kinh tế vĩ mô này nghiên cứu không có gì chung. Tuy nhiên, ông Per Krusell, chuyên gia tại Trường ĐH Stockholm (Thụy Điển) cho rằng cả hai người đều suy nghĩ về những vấn đề toàn cầu lâu dài và có quan điểm chung về chính sách kinh tế, cũng như thất bại của thị trường.

" Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhận định hai ông Nordhaus và Romer đã đưa kinh tế vĩ mô lên quy mô toàn cầu, nhằm giải quyết một số thách thức lớn nhất của thế giới, như chống biến đổi khí hậu và đạt tốc độ tăng trưởng bền vững.

Ông Nordhaus sinh năm 1941, hiện làm việc tại Trường ĐH Yale (Mỹ). Trong khi đó, ông Romer sinh năm 1955, đang giảng dạy tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Trường ĐH New York (Mỹ).

Với việc được trao giải Nobel cuối cùng của mùa giải năm nay, hai ông chia nhau giải thưởng gần 1 triệu USD.

Giải Nobel Kinh tế không phải là một trong năm giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của ông Alfred Nobel hồi năm 1895. Giải này do Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập ra và tài trợ từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng nhớ ông Nobel.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, hai nhà kinh tế học người Mỹ nói trên đã phát triển phương pháp giải quyết một trong những câu hỏi cơ bản và cấp thiết nhất của thời đại chúng ta: Làm sao có thể tạo ra sự tăng trưởng kinh tế bền vững lâu dài?

Đóng góp của họ mang lại những hiểu biết cơ bản và sâu sắc về những nguyên nhân, hệ quả của sáng tạo, đổi mới về công nghệ và biến đổi khí hậu.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…