PepsiCo đầu tư nửa tỷ USD vào thương hiệu nước tăng lực Celsius

PepsiCo đã mua lại 8,5% cổ phần của Celsius Drinks với khoản tiền lên đến 550 triệu USD.
PepsiCo đầu tư nửa tỷ USD vào thương hiệu nước tăng lực Celsius

Thỏa thuận này sẽ giúp Celsius tăng cường phân phối tại các cửa hàng độc lập như trạm xăng và các đối tác bán lẻ hiện có. Trong khi đó, khoản đầu tư mang lại lợi ích cho PepsiCo bằng cách củng cố thêm vị thế của công ty trên thị trường nước tăng lực.

Thị trường nước tăng lực đã nổi lên như một phân khúc đồ uống phát triển nhanh nhất ngoài rượu, điều này đã khiến những gã khổng lồ của ngành như PepsiCo theo đuổi các cơ hội đầu tư mới, đặc biệt là khi lượng tiêu thụ soda của người tiêu dùng tiếp tục giảm. Một trong những khoản đầu tư quan trọng đó là PepsiCo mua lại nhà sản xuất nước tăng lực Rockstar trị giá 3,85 tỷ USD vào năm 2020.

Quyết định đầu tư vào Celsius được đưa ra sau khi doanh số bán đồ uống của Celsius vượt qua Rockstar, trở thành thương hiệu nước tăng lực phổ biến thứ tư ở Mỹ, CNBC đưa tin. Trong quý 1 năm nay, Celsius đã chứng kiến ​​doanh thu tăng 217% lên 123,5 triệu USD.

Kể từ khi được thành lập vào năm 2005, công ty đã khẳng định mình là cái tên dẫn đầu trong lĩnh vực “nước tăng lực tốt cho sức khỏe”, nhận được sự yêu thích của những người tiêu dùng trẻ tuổi. Công ty sản xuất đồ uống tăng lực bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như trà xanh hay gừng. Theo Celsius, nước tăng lực của nó cũng có đặc tính sinh nhiệt, giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy calo.

Sau khi tin tức được đưa ra, cổ phiếu của công ty đã đóng cửa cao hơn 11%, nâng giá trị thị trường của nó lên 7,45 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...