Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng UAV tấn công người Kurd ở Aleppo của Syria

Ngày 13/6, không quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào thị trấn Tell Rifaat của Syria và khu vực ngoại ô trên vùng nông thôn phía bắc Aleppo.

Thị trấn do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nòng cốt là dân quân người Kurd kiểm soát. Quân đội Syria cũng có một đơn vị lớn đóng quân tại đây cùng với một đơn vị nhỏ Quân cảnh Nga gần thị trấn.

Người dân địa phương đã phát hiện máy bay không người lái chiến đấu Bayraktar TB2 Thổ Nhĩ Kỳ trên Tell Rifaat trong các cuộc không kích. Hãng truyền thông người Kurd Rojava Media Center cho biết, những UAV Bayraktar TB2 đã thực hiện các cuộc tấn công.  Đài quan sát Nhân quyền Syria (SORH) có trụ sở tại London tuyên bố rằng các UAV chỉ thị mục tiêu và điều chỉnh hỏa lực pháo binh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Những cuộc không kích là đòn đáp trả cuộc tập kích bằng tên lửa ngày 12/6 vào thành phố Afrin, đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Hồi giáo cực đoan thánh chiến chiếm đóng. Vụ tấn công khiến 21 người, chủ yếu là dân thường, thiệt mạng và hơn 23 người khác bị thương. Theo truyền thông đối lập trên mạng xã hội, những quả rockets này được phóng từ vùng ngoại ô Tell Rifaat.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ quy trách nhiệm cho SDF về vụ tấn công. Trước đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phóng hơn 180 quả rocket và đạn pháo vào các vị trí của lực lượng dân quân Kurd xung quanh Tell Rifaat.

SDF bác bỏ trách nhiệm về vụ tấn công mặc dù đã từng nhiều lần phóng rocket vào thành phố Afrin. Ngày 17/2, lực lượng SDF phóng một loạt tên lửa vào Afrin, 13 người, có 6 trẻ em và 3 phụ nữ bị thương. Ngày 2/5, các tay súng SDF cũng tấn công tên lửa vào thành phố, khiến một số người dân thường bị thương.

Nhiều truyền thông viên mạng xã hội, ủng hộ đối lập Syria lợi dụng sự phủ nhận của SDF để cáo buộc quân đội Syria. Nhưng các đơn vị quân đội Syria không pháo kích vào Afrin và truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định cuộc tấn công do dân quân người Kurd thực hiện.

Mặc dù tình hình giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng Hồi giáo cực đoan do Ankara hậu thuẫn và SDF gia tăng căng thẳng, Nga vẫn cố gắng duy trì lệnh ngừng bắn giữa các bên tham chiến.

Ngày 14/6, Quân cảnh Nga tiếp tục tiến hành cuộc tuần tra quân sự chung với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng nông thôn phía đông Kobani, miền bắc Syria. Đây là cuộc tuần tra chung thứ 58 kể từ khi Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đạt được thỏa thuận ngừng bắn trên vùng đông bắc Syria.

Đội tuần tra bao gồm 8 xe quân sự Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng với 2 máy bay trực thăng quân sự Nga cất cánh từ làng Gharib, cách Kobani 15 km về phía đông.

Đội tuần tra chung đi qua các làng Boztepe, Qeremokh, Jeshan, Jarabisan Fawqani và Baghdik, đến tận làng Khaneh (hay Bandar Khan) trên vùng nông thôn phía tây của Tel Abyad. sSau đó quay trở lại điểm xuất phát ở làng Gharib, nơi các phương tiện chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ; Các xe quân sự Nga trở về căn cứ phía tây Kobani.

Ngày 7/6, quân cảnh Nga và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiến hành cuộc tuần tra chung lần thứ 57, bắt đầu từ làng Ashma cách Kobani 20 km về phía tây.

Chiến trường khu vực đông bắc Syria và Greater Idlib hoàn toàn rơi vào bế tắc. Quân đội Syria không đủ mạnh và cũng không đủ ý chí, năng lực tác chiến và khả năng chiến đấu lâu dài để giải quyết lực lượng thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn. Quân đội Syria cũng không đủ năng lực tác chiến để có thể quét sạch hoàn toàn tàn binh IS. Mọi hoạt động tác chiến đều cần có sự hậu thuẫn của quân đội Nga.

Trong tình huống này, khả năng giành lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của quân đội Syria thực sự rất thấp, trạng thái giằng co và xung đột bạo lực sẽ tiếp tục kéo dài nhiều năm tiếp theo trong tương lại Syria.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...