Quốc gia châu Á sắp trở thành động lực tăng trưởng mới của thế giới, nhiều khả năng "vượt mặt" Trung Quốc

Ngay cả trong kịch bản bi quan nhất - phù hợp với dự đoán của IMF trong 5 năm tới với mức tăng trưởng duy trì dưới 6,5% - Ấn Độ vẫn vượt qua mức đóng góp của Trung Quốc vào năm 2037...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quốc gia châu Á sắp trở thành động lực tăng trưởng mới của thế giới, nhiều khả năng "vượt mặt" Trung Quốc
2000x1334-6568.jpg

Sau những cải cách vào cuối những năm 1970 nhằm mở cửa nền kinh tế ra thế giới, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đạt trung bình 10% một năm trong ba thập kỷ.

Điều đó khiến nước này trở thành thỏi nam châm thu hút vốn nước ngoài và mang lại cho họ tầm ảnh hưởng lớn hơn trên trường thế giới. Mọi công ty lớn trên toàn cầu đều phải có chiến lược Trung Quốc.

Nhưng giai đoạn “thần kỳ” của sự bành trướng của Trung Quốc giờ đã là quá khứ khi cuộc khủng hoảng tài sản xen kẽ với mối lo ngại ngày càng tăng của phương Tây về sự thống trị của nước này trong chuỗi cung ứng và những tiến bộ trong công nghệ.

Thực tế, tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại và có một nền kinh tế đang lên khác đang cạnh tranh để chiếm lấy vị trí động lực tăng trưởng tiếp theo của thế giới đó là Ấn Độ.

ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG MỚI

Thị trường chứng khoán Ấn Độ đang bùng nổ, đầu tư nước ngoài tràn vào và các chính phủ đang xếp hàng ký kết các thỏa thuận thương mại mới với thị trường trẻ 1,4 tỷ dân. Các nhà sản xuất như Apple đang tăng quy mô sản xuất iPhone và các nhà cung cấp từ lâu tập trung quanh các hành lang sản xuất ở miền nam Trung Quốc cũng đang theo sau chuyển sang Ấn Độ.

Dĩ nhiên, các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế trị giá 3,5 nghìn tỷ USD của Ấn Độ vẫn bị lấn át bởi gã khổng lồ Trung Quốc với trị giá 17,8 nghìn tỷ USD, thậm chí là phải mất cả đời để bắt kịp. Đường sá kém chất lượng, nền giáo dục chắp vá, quan liêu và thiếu công nhân lành nghề chỉ là một vài trong số rất nhiều thiếu sót mà các công ty phương Tây gặp phải khi thành lập cơ sở sản xuất ở Ấn Độ.

Nhưng có một thước đo quan trọng giúp Ấn Độ có thể vượt qua nước láng giềng nhanh hơn: Trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Các ngân hàng đầu tư như Barclays lạc quan rằng Ấn Độ có thể trở thành nước đóng góp lớn nhất thế giới cho tăng trưởng trong nhiệm kỳ tiếp theo của Thủ tướng Narendra Modi.

Phân tích độc quyền của Bloomberg Economics thậm chí còn lạc quan hơn khi nhận thấy rằng Ấn Độ có thể đạt được cột mốc đó vào năm 2028 trên cơ sở sức mua tương đương.

Để đạt được điều đó, ông Modi sẽ cần đạt được các mục tiêu đầy tham vọng trong bốn lĩnh vực phát triển quan trọng – xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, mở rộng kỹ năng và sự tham gia của lực lượng lao động, xây dựng các thành phố tốt hơn để chứa được tất cả những người lao động đó và thu hút nhiều nhà máy hơn để cung cấp việc làm cho họ.

Trên thực tế, chính phủ của ông Modi đang tìm cách làm cho nền kinh tế Ấn Độ trở nên cạnh tranh hơn, một sự thay đổi hấp dẫn các doanh nghiệp phương Tây đang tìm cách đa dạng hóa khỏi Trung Quốc để tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ.

Ông Modi đã đưa nền kinh tế đang tăng tốc của Ấn Độ trở thành một phần quan trọng trong chiến dịch tranh cử của mình, cam kết sẽ nâng nền kinh tế của đất nước “lên vị trí hàng đầu trên thế giới” nếu ông giành được chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ ba.

Phân bổ của chính phủ cho cơ sở hạ tầng đã tăng hơn gấp ba lần so với 5 năm trước lên trên 11 nghìn tỷ rupee (132 tỷ USD) cho năm tài chính 2025, con số này có thể vượt 20 nghìn tỷ rupee nếu chi tiêu của các bang được đổ vào.

Ông Modi cũng dự kiến sẽ đầu tư 143 nghìn tỷ rupee để cải thiện đường sắt, đường bộ, bến cảng, đường thủy và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trong vòng sáu năm đến năm 2030.

Đồng thời, chính phủ của ông đã tìm cách giảm lạm phát bằng cách cấm xuất khẩu lúa mì và gạo. Đầu thập kỷ này, chính phủ đã triển khai các chương trình trị giá khoảng 2,7 nghìn tỷ rupee để khuyến khích sản xuất trong nước, trong đó các công ty được giảm thuế, giảm giá đất và cung cấp vốn để thành lập nhà máy ở Ấn Độ từ các bang.

Trong kịch bản cơ bản của Bloomberg Economics, nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng tốc lên 9% vào cuối thập kỷ này, trong khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống còn 3,5%. Điều đó đưa Ấn Độ vào lộ trình vượt qua Trung Quốc để trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất thế giới vào năm 2028.

Ngay cả trong kịch bản bi quan nhất - phù hợp với dự đoán của IMF trong 5 năm tới với mức tăng trưởng duy trì dưới 6,5% - Ấn Độ vẫn vượt qua mức đóng góp của Trung Quốc vào năm 2037.

Tất nhiên, tất cả các dự báo đều dựa trên thông tin không đầy đủ. Các sự kiện “thiên nga đen” hoặc một cú sốc kinh tế có thể khiến mọi thứ thay đổi.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, cố vấn kinh tế trưởng của Ấn Độ V. Anantha Nageswaran cảnh báo không nên so sánh với Trung Quốc vì quy mô nền kinh tế của nước này lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng tiềm năng tăng trưởng của Ấn Độ, dân số trẻ hơn, xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm năng mở rộng tầng lớp trung lưu lên tới 800 triệu người là một đề xuất có giá trị rõ ràng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong một số lĩnh vực - chẳng hạn như hàng không - có bằng chứng cho thấy những kỳ vọng tăng trưởng cao ngất ngưởng của Ấn Độ có thể thành hiện thực.

Năm ngoái, IndiGo, hãng hàng không lớn nhất nước này và Air India Ltd. đã đạt được hợp đồng kỷ lục mua 970 máy bay với Airbus SE. và Boeing. Hãng hàng không mới nhất của Ấn Độ, Akasa, cũng đã đặt mua 150 máy bay phản lực từ Boeing vào đầu năm nay.

1200x800-1-3765.jpg
Lĩnh vực hàng không tại Ấn Độ đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ.

Salil Gupte, chủ tịch Boeing Ấn Độ, cho biết sự kết hợp của các sân bay mới, một loạt các công ty khởi nghiệp hàng không và nhu cầu đi lại nội địa ngày càng tăng xuất phát từ tầng lớp trung lưu ngày một nhiều đang thúc đẩy nhu cầu về máy bay.

Ông nói: “Bạn có thể thấy các hãng hàng không khởi nghiệp đã phát triển nhanh hơn bất kỳ công ty khởi nghiệp nào khác trong lịch sử hàng không xuất hiện ở Ấn Độ trong năm qua. Tất cả những yếu tố đó tạo ra cơ hội thị trường hàng không dân dụng đáng kể”.

Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng rất quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng vì nó cung cấp việc làm và đóng vai trò là nhân tố tăng trưởng bằng cách cắt giảm chi phí hậu cần, tạo thuận lợi cho thương mại và khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cửa hàng khi các tuyến giao thông đã được thiết lập.

CHỈ MỚI BẮT ĐẦU

Đó là những gì đang xảy ra ở Noida ở rìa phía đông nam thủ đô New Delhi, nơi hàng loạt nhà máy điện tử mới mọc lên, gợi lên sự mở rộng nhanh chóng của các khu sản xuất ở Thâm Quyến - miền nam Trung Quốc trong những thập kỷ trước.

Dixon Technologies Ltd., một nhà sản xuất theo hợp đồng của Ấn Độ, đã động thổ xây dựng một nhà máy lắp ráp điện thoại di động rộng gần 93 nghìn m2 trên một khu đất có vườn cây ăn trái và đường cao tốc rộng rãi ở phía nam Noida.

Trong chuyến thăm gần đây, hơn 200 công nhân đội mũ cứng đã có mặt tại hiện trường để xới đất và đặt nền móng cho nhà máy sẽ bắt đầu sản xuất điện thoại thông minh vào năm tới.

1200x800-7619.jpg
Hàng loạt nhà máy điện tử mới mọc lên tại bang phía đông New Delhi.

Sunil Vachani, chủ tịch và đồng sáng lập công ty giải thích: “Lực lượng lao động của công ty đã tăng từ khoảng 9.000 trước đại dịch lên khoảng 26.000 ngày nay.

Vachani cho biết Dixon đang được hưởng lợi từ sự bùng nổ trong hoạt động kinh doanh mới từ các khách hàng như nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi và Samsung Electronics của Hàn Quốc. Những công ty này đều mong muốn sử dụng các nhà máy của mình để sản xuất hàng hóa cho tầng lớp trung lưu đang lên của Ấn Độ.

Vachani nói: “Những gì chúng ta thường thấy ở Trung Quốc là những nhà máy lớn, nơi hàng nghìn người đang làm việc trong một khuôn viên và sống trong khuôn viên đó. Chúng tôi cũng đang cố gắng làm điều đó ở Ấn Độ”.

Mở rộng năng lực sản xuất của Ấn Độ là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Đơn giản là lĩnh vực dịch vụ không tạo ra đủ việc làm và thường tuyển dụng từ lực lượng lao động có trình độ, trong khi lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nhiều hơn vào số lượng lớn công nhân có tay nghề thấp hơn - một lực lượng chủ chốt giúp thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc và đưa lực lượng lao động khổng lồ của nước này đi làm.

Vachani của Dixon cho biết ông không gặp khó khăn gì trong việc tuyển dụng công nhân cho các nhà máy của mình từ các thị trấn lân cận bang Uttar Pradesh. Với khoảng 200 triệu dân, Uttar Pradesh là bang đông dân nhất Ấn Độ và nổi tiếng với nền kinh tế nông nghiệp lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Ông nói: “Nếu bạn muốn thành lập một nhà máy sử dụng 50.000 người, bạn có thể làm điều đó ngay hôm nay. Bạn có thể có được lượng nhân lực đó trong vòng tối đa một tháng”.

Ấn Độ nổi bật là quốc gia duy nhất có dân số đủ lớn để bù đắp cho số công nhân nhà máy nghỉ hưu ở các nền kinh tế tiên tiến và Trung Quốc. Bloomberg Economics ước tính khoảng 48,6 triệu công nhân có tay nghề trung bình - thường làm việc tại các nhà máy - sẽ nghỉ hưu ở Trung Quốc và các nền kinh tế phát triển từ năm 2020 đến năm 2040. Trong cùng thời gian đó, Ấn Độ sẽ bổ sung thêm 38,7 triệu công nhân như vậy.

Nếu các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ có thể xây thêm nhà ở tại các thành phố hoạt động tốt hơn và tuyển thêm nhiều người được đào tạo vào lĩnh vực sản xuất, thì quốc gia này sẽ là quốc gia lý tưởng để kiếm tiền từ việc tìm kiếm một Trung Quốc tiếp theo trên toàn cầu.

Nhưng ngay cả khi đó, họ vẫn sẽ phải đối mặt với một điều mà Trung Quốc đã không làm được trong thời kỳ đi lên kinh tế của mình – sự tồn tại của một đối thủ lớn đang thống trị áp đảo chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông nói: “Tình hình địa chính trị là cơ hội cho chúng tôi”. Nhưng ông thừa nhận rằng các nhà sản xuất Ấn Độ vẫn còn một chặng đường dài để cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc. Ví dụ, nhà máy của Corning sẽ không thực sự sản xuất kính điện thoại thông minh mà thay vào đó sẽ nhập khẩu ở dạng tấm để hoàn thiện và tạo kiểu cho sản phẩm cuối cùng.

Ông nói: “Trong ngành này, Trung Quốc đã đi trước 20 năm. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu thôi”.

Có thể bạn quan tâm