Sam Altman sẽ không trở lại OpenAI

Sam Altman sẽ không trở lại làm Giám đốc điều hành của OpenAI mà thay vào đó cựu CEO Twitch Emmett Shear sẽ tạm thời thay thế vị trí này, The Information đưa tin, trích dẫn tuyên bố của chủ tịch đồng quản trị Ilya Sutskever…

"Cha đẻ" của ChatGPT, Sam Altman
"Cha đẻ" của ChatGPT, Sam Altman

Vào cuối ngày 17/11 vừa qua, Thung lũng Silicon và toàn ngành công nghệ đã bị rung chuyển bởi tin tức OpenAI sa thải CEO Sam Altman.

Ngay sau thông báo của hội đồng quản trị, một nhóm các nhà đầu tư nổi tiếng, bao gồm Microsoft, Tiger Global, Thrive Capital và Sequoia Capital đều đã đưa ra các yêu cầu gay gắt nhằm đảo ngược động thái này. Không công ty nào trong số đó có ghế hội đồng quản trị và họ không hề hay biết về quyết định sa thải Sam Altman.

Lãnh đạo công ty từ năm 2019 đến nay, Sam Altman vừa là giám đốc điều hành cấp cao của một trong những startup tiềm năng nhất thế giới, vừa là gương mặt đại diện trước công chúng về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và phát triển sản phẩm.

Có rất nhiều lo ngại rằng việc Sam Altman ra đi đột ngột có thể dẫn đến một cuộc “di cư” của hàng loạt nhân tài và ảnh hưởng đến kế hoạch bán cổ phần trị giá 86 tỷ USD sắp tới. Nhiều nhân sự lâu năm đã rút ra khỏi trụ sở OpenAI ở San Francisco ngay sau khi quyết định được công bố. Ngay cả nhà đồng sáng lập kiêm chủ tịch Greg Brockman và nhà nghiên cứu trưởng Szymon Sidor cũng đã nộp đơn xin từ chức.

Không giống như hầu hết các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, OpenAI không có cấu trúc giống như một doanh nghiệp điển hình với lượng vốn lớn do những người sáng lập kiểm soát. Đúng hơn, OpenAI là một phần của tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2015. Hội đồng giám sát tổ chức phi lợi nhuận này đóng vai trò là cơ quan quản lý tổng thể cho tất cả các hoạt động của OpenAI, thông tin giới thiệu trên website OpenAI cho thấy.

Đã có thông tin về việc Sam Altman thảo luận khả năng trở lại ngay cả khi ông đang cân nhắc khởi động một liên doanh AI mới. Trong một bài đăng trên nền tảng X vào 19/11, Sam Altman đã chia sẻ hình ảnh đeo thẻ khách của OpenAI kèm chú thích: “Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi đeo một trong những thứ này”. Sự xuất hiện của cựu CEO tại trụ sở OpenAI được cho là bởi các nhà đầu tư đang gây sức ép đối với công ty để khôi phục chức vụ CEO cho ông.

img-7059-jpg-1700455231-8164-1700455561.jpg

Tuy nhiên, chính Chủ tịch hội đồng quản trị Ilya Sutskever đã lên tiếng xác nhận với nhân viên công ty vào cuối ngày 19/11. “Hội đồng quản trị vẫn giữ nguyên quyết định sa thải Sam Altman. Hành vi của Sam Altman cũng như cách mà ông ấy tương tác với hội đồng quản trị đã làm suy yếu khả năng giám sát sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty”, ông Ilya Sutskever cho biết.

Ngoài ra, theo thông tin CNBC thu thập được từ một người có hiểu biết về vấn đề, ban quản trị của OpenAI đã bổ nhiệm cựu CEO của nền tảng Twitch vào vị trí thay thế Sam Altman. Trước đó, dự đoán này đã được đưa ra bởi The Information và Bloomberg.

OpenAI đã khởi động cơn sốt AI tạo sinh kể từ một năm trước thông qua việc phát hành ChatGPT. Chatbot này đã trở thành một trong những ứng dụng phần mềm phát triển nhanh nhất thế giới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...