Sau lệnh tổng động viên của ông Putin, giá vàng và dầu thế giới bật tăng

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều nay phát lệnh động viên tại Nga, giá dầu thô và vàng thế giới bật tăng trở lại.
Sau lệnh tổng động viên của ông Putin, giá vàng và dầu thế giới bật tăng

Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều nay phát lệnh tổng động viên tại Nga, triệu tập thêm 300.000 quân nhân phục vụ chiến dịch quân sự tại Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga ban bố lệnh động viên quân nhân kể từ sau Thế chiến II.

Sau thông tin trên, giá dầu Brent có lúc tăng 2,96% lên 93,3 USD một thùng. Dầu thô Mỹ WTI cũng tăng 3,07% lên 86,52 USD, Hồi tháng 3, giá dầu thô từng lên đỉnh 8 năm do xung đột tại Ukraine.

Thông báo của ông Putin cũng kéo giá các tài sản trú ẩn đi lên. Trên thị trường vàng, giá mỗi ounce chiều nay có lúc tăng hơn 10 USD lên 1.675 USD, đảo chiều so với phiên hôm qua. Trước đó, giá vàng vốn đang chịu sức ép trước khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất.

Yen Nhật - đồng tiền trú ẩn được ưa chuộng - cũng tăng giá so với USD, lên 143,6 yen đổi một USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ các nước, vốn đang tăng do kỳ vọng ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ, giờ lại giảm do nhu cầu tài sản an toàn.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm hiện còn 3,94%, giảm từ đỉnh 15 năm hôm qua tại 3,99%. Lợi suất loại kỳ hạn 10 năm cũng giảm từ đỉnh 11 năm hôm qua tại 3,6% về 3,53% chiều nay.

Theo Warren Patterson – Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ING, động thái leo thang căng thẳng này sẽ càng gây bất ổn cho nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga. "Việc này có thể khiến phương Tây càng áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên Nga", ông cho biết.

Lệnh cấm nhập dầu Nga của EU sẽ có hiệu lực ngày 5/12. Trong khi đó, Mỹ cho biết không kỳ vọng có đột phá trong việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân với Iran trong tuần này. Việc này sẽ khiến viễn cảnh dầu Iran quay lại thị trường quốc tế càng xa vời.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...