Sau lệnh trừng phạt từ phương Tây, ngành thảm dệt truyền thống của Iran phải chật vật để sinh tồn

Ngành xuất khẩu thảm Ba Tư truyền thống của Iran, một thị trường từng có giá trị hơn 2 tỷ USD, hiện phải đối mặt với vô số thách thức do các lệnh trừng phạt của phương Tây…

Sau lệnh trừng phạt từ phương Tây, ngành thảm dệt truyền thống của Iran phải chật vật để sinh tồn

Chợ Kashan nổi tiếng ở miền trung Iran từng nằm trên tuyến đường caravan lớn, với những tấm thảm dệt ở đây được cả thế giới biết đến. Nhưng đối với những người thợ dệt dưới mái vòm cổ xưa, công việc kinh doanh của họ đang ngày càng rơi vào bế tắc kể từ khi thỏa thuận hạt nhân của Iran với các cường quốc thế giới sụp đổ và căng thẳng gia tăng với phương Tây.

Theo số liệu hải quan của chính phủ Iran, xuất khẩu thảm dệt Ba Tư - có thời điểm từng vượt mốc 2 tỷ USD vào hai thập kỷ trước - nay đã giảm mạnh xuống còn 50 triệu USD.

Với thực trạng ngày càng có ít du khách tới Iran và khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch quốc tế, thị trường thảm Ba Tư lâu đời của Iran đã suy kiệt tới mức một số thợ dệt phải làm việc với mức lương chỉ 4 USD/ngày.

1920x1296-cmsv2-b083d7c0-4dc8-5c6c-8764-db4e01e6a991-8414276-2545.jpg

Ngành dệt thảm truyền thống của Kashan đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Hầu hết những người thợ dệt của Iran là phụ nữ, với kỹ năng dệt Farsi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ sử dụng các vật liệu thiên nhiên độc đáo như lá nho, vỏ quả lựu và quả óc chó để làm thuốc nhuộm cho sợi chỉ. Vì được thực hiện hoàn toàn thủ công nên một tấm thảm có thể mất tới nhiều tháng để hoàn thiện.

Ali Faez, chủ một cửa hàng bán thảm ở chợ Kashan cho biết: “Người Mỹ là những khách hàng tốt nhất của chúng tôi. Thảm dệt là một sản phẩm xa xỉ được nhiều khách hàng phương Tây ưa chuộng nhưng thật không may là mặt hàng này đã gặp phải nhiều rào cản trong xuất khẩu. Ngay cả sự kết nối giữa hai quốc gia để du khách đi lại cũng đã không còn nữa”.

Sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Mỹ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Đến năm 2000, chính quyền sắp mãn nhiệm của cựu Tổng thống Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu trứng cá muối, thảm dệt và quả hồ trăn, nối lại các hoạt động giao thương giữa hai nước. Nhưng tới 2010, trước những lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran, Mỹ một lần nữa ban hành lệnh cấm nhập khẩu thảm dệt Ba Tư do Iran sản xuất.

Vào năm 2015, khi Iran ký thoả thuận với các cường quốc thế giới, việc xuất khẩu thảm lại được nối lại. Nhưng chỉ 3 năm sau, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân và căng thẳng giữa các quốc gia bị đẩy lên một cấp độ mới.

Đối với những người thợ dệt thảm, điều này có nghĩa là sản phẩm của họ một lần nữa bị cấm theo luật pháp nước Mỹ.

Abdullah Bahrami, người đứng đầu tập đoàn quốc gia chuyên sản xuất thảm dệt thủ công, cũng đã đổ lỗi cho sự sụp đổ của ngành bởi các lệnh trừng phạt của cựu Tổng thống Trump. Trước đó, ông ước tính giá trị xuất khẩu thảm của Iran sang Mỹ lên tới 80 triệu USD mỗi năm. “Cả thế giới từng biết đến Iran qua những tấm thảm Ba Tư tinh xảo”, ông Abdullah Bahrami nhấn mạnh.

Điều khiến mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn là sự sụt giảm lượng khách du lịch đến Kashan. Nhật báo Shargh đưa ra cảnh báo vào năm ngoái rằng phần lớn nguồn khách du lịch có giá trị cao từ Mỹ và châu Âu tới Iran đã bị ngừng lại.

Nhưng ngay cả những khách du lịch đến đây cũng phải đối mặt với thách thức của hệ thống tài chính Iran, nơi không có thẻ tín dụng quốc tế lớn nào được chấp nhận để mua hàng.

1920x1281-cmsv2-be3ed45a-822b-5561-adad-a19d170fdb62-8414276-2763.jpg

“Tuần trước, tôi có một khách hàng Trung Quốc rất háo hức muốn mua những tấm thảm dệt Ba Tư truyền thống nhưng việc thanh toán lại thực sự vất vả cho cả hai bên. Bản thân chúng tôi cũng phải trả phí khi nhờ người quen có tài khoản ở nước ngoài nhận hộ tiền khách trả. Nhiều khi du khách đành tiếc nuối huỷ đơn vì không có đủ tiền mặt”, ông Ali Faez - thương nhân tại chợ Kashan kể lại.

Sự sụp đổ của đồng Rial khiến ngay cả nhiều người dân Iran cũng chẳng thể mua được những tấm thảm dệt thủ công. Nhà thiết kế thảm dệt Javad Amorzesh, một trong số ít nghệ sĩ lâu đời còn làm việc tại Kashan, tiết lộ rằng các đơn đặt hàng của ông đã giảm từ 10 chiếc một năm xuống chỉ còn 2 chiếc. Ông đã buộc phải sa thải nhân viên và hiện đang làm việc một mình trong không gian chật hẹp. “Lạm phát tăng lên từng giờ. Người dân liên tục bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Khi xưa tôi từng có đến 4-5 thợ phụ tá trong một xưởng lớn”, ông Javad Amorzesh chia sẻ.

Với một nụ cười đầy tiếc nuối, ông Amorzesh nói thêm: “Chúng tôi như thể đã bị cô lập với thế giới bên ngoài”.

Xem thêm

Iran là quốc gia có giá xăng dầu rẻ nhất thế giới

Iran gặp khó vì... giá xăng quá rẻ

Khi các chính phủ phương Tây phải đấu tranh để kiểm soát giá nhiên liệu, thì giới lãnh đạo của Iran phải đối mặt với một vấn đề rất khác: Xăng dầu của họ đang quá rẻ…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…