Soi tài chính Tập đoàn Hoa Sen cho siêu dự án 10 tỷ USD

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ chỉ sở hữu trực tiếp và gián tiếp 2.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán, trong khi lãi của Hoa Sen trong 3 quý đầu năm 2016 đạt hơn 1.000 tỷ đồng.
Soi tài chính Tập đoàn Hoa Sen cho siêu dự án 10 tỷ USD

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ chỉ sở hữu trực tiếp và gián tiếp 2.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán, trong khi lãi của Hoa Sen trong 3 quý đầu năm 2016 đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Tổng tài sản 9.500 tỷ đồng nhưng muốn vay 11.500 tỷ để làm dự ánTrình dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 230.000 tỷ đồng, tương đương 10 tỷ USD, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho biết Khu liên hợp Luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná sẽ được thực hiện qua 5 giai đoạn, chia làm nhiều phân kỳ khác nhau. Phân kỳ đầu dự kiến sẽ thực hiện và hoàn thành trong năm 2018, đạt sản lượng 1,5 triệu tấn/năm.Phân kỳ đầu tiên có tổng chi phí dự kiến là 14.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trang bị máy móc, nhà xưởng là 11.500 tỷ đồng và chi phí vận hành khoảng 2.700 tỷ. Vốn tự có của doanh nghiệp chỉ chiếm 18% trong phân kỳ này, tương đương 2.500 tỷ đồng.Trong số 2.500 tỷ đồng vốn tự có, lượng vốn cố định được lấy từ lợi nhuận để lại và khấu hao của Tôn Hoa Sen là khoảng 2.230 tỷ đồng. Công ty sẽ sử dụng vốn vay trung và ngắn hạn để tài trợ cho phần còn thiếu, thông qua đối tác tài chính là VietinBank.Trong đề án mà Tập đoàn Hoa Sen trình bày, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án tại Cà Ná được kỳ vọng ở mức 30%, cao gấp 2 lần so với trung bình của các dự án tương tự trong ngành. Thời gian để dự án này được hoàn vốn xong là 5-6 năm.

Ông chủ Tập đoàn Hoa Sen muốn được chia phần trong miếng bánh của thị trường thép. Ảnh: Mạnh Quân.
Ông chủ Tập đoàn Hoa Sen muốn được chia phần trong miếng bánh của thị trường thép. Ảnh: Mạnh Quân.

Chỉ tính riêng trong phân kỳ đầu tiên, Tập đoàn Hoa Sen dự kiến sẽ thu được khoảng 728 tỷ đồng lợi nhuận gộp dù dự án (nếu đúng tiến độ) sẽ chỉ bắt đầu ra sản phẩm vào tháng 7/2018. Phân kỳ này cũng sẽ đạt mốc cân bằng doanh thu với chi phí đầu tư ban đầu vào năm 2020, khi đạt 100% công suất.Bảng hiệu quả kinh doanh dự kiến do HĐQT Hoa Sen trình lên ĐHĐCĐ bất thường của công ty này vào ngày 6/9 cũng cho thấy, lợi nhuận gộp cao nhất mà toàn bộ dự án 10 tỷ USD tại Cà Ná đi vào hoạt động được giữ ổn định tại mức 2.333 tỷ đồng từ năm 2020 đến năm 2027 ở sản lượng tiêu thụ cố định chỉ 1,5 triệu tấn/năm.Theo báo cáo tài chính của HSG, công ty này đạt lợi nhuận 447,8 tỷ đồng trong quý 3 của năm tài chính 2016 kết thúc vào ngày 31/6/2016. Tính lũy kế sau 3 tháng của tập đoàn, con số đạt 1.053,6 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.Trong cơ cấu nguồn vốn hơn 9.500 tỷ đồng của Tập đoàn Hoa Sen, vốn chủ sở hữu công ty chiếm gần 40%, vay nợ ngắn hạn 33% trong khi nợ dài hạn chỉ là 16%, khoảng 1.500 tỷ đồng. Trước thời điểm ký hợp đồng cấp tín dụng cho dự án tại Cà Ná, VietinBank cũng là đối tác tài chính lớn nhất của Tập đoàn Hoa Sen, với tổng giá trị các khoản vay chiếm 56% tổng vay nợ của tập đoàn.Trong khi đó, ông Lê Phước Vũ hiện giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen cũng như Chủ tịch kiêm CEO của Công ty TNHH MTV Tam Hỷ. Vị này sở hữu cá nhân 12,97% vốn của Tập đoàn Hoa Sen, đồng thời là người đại diện cho Tam Hỷ, nắm hơn 8% cổ phần Tập đoàn Hoa Sen. Trên sàn chứng khoán Việt Nam, tổng tài sản của ông Vũ sở hữu trực tiếp và gián tiếp hiện là gần 2.000 tỷ đồng.Thu lợi từ ngành thép: Có phải "mỡ để miệng mèo"?Đánh giá về đề án của Tập đoàn Hoa Sen, một lãnh đạo của quỹ đầu tư châu Á tại Việt Nam cho rằng kỳ vọng về một số chỉ tiêu tài chính của Khu liên hợp cao vượt thực tế, dù vốn dành cho dự án này có thể không phải là vấn đề lớn với Tập đoàn Hoa Sen.

"Giai đoạn 1 của Formosa đã chi tiêu tới 10 tỷ USD, trong khi toàn bộ dự án tại Cà Ná cũng chỉ có tổng mức đầu tư khoảng 10,6 tỷ USD. Với cách làm theo từng giai đoạn, lấy lãi của giai đoạn này cung vốn cho giai đoạn sau, cộng với hỗ trợ tài chính tốt của ngân hàng, việc Tập đoàn Hoa Sen đủ vốn để làm dự án không phải là vấn đề lớn với chính họ.Vấn đề ở đây là đầu ra sau giai đoạn 2020 liệu có đạt như kỳ vọng của Tập đoàn Hoa Sen hay không. Thị trường thép Việt Nam có thể tiêu thụ thêm được 1,5 triệu tấn thép của Tập đoàn Hoa Sen vào năm 2020, nhưng khi khi Formosa tăng công suất, thép ế Trung Quốc tiếp tục giảm giá, và Việt Nam còn đứng trước nhiều thỏa thuận mở cửa thị trường, tiền sẽ không dễ kiếm với những người đi sau như ông Vũ.Tập đoàn Hoa Sen nhìn sang Thép Hòa Phát, Formosa, vì thấy lãi lớn nên cũng làm, chẳng khác gì trên cùng một góc phố có nhiều cửa hàng quần áo. Cửa hàng đầu tiên có thể lãi lớn, cái thứ hai có thể chia sẻ thị trường ngách, nhưng đến cái thứ ba, thứ tư... thì sẽ là chuyện xé lẻ nhu cầu người dùng, khiến tất cả cùng thiệt hại, nhất là trong một thị trường hẹp".

Dự án Khu liên hợp Luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná tuy chỉ mới ở giai đoạn trình lên tỉnh Ninh Thuận xem xét nhưng đã tạo nên làn sóng nghi ngại trong giới chuyên gia. Ảnh: Minh Quân.
Dự án Khu liên hợp Luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná tuy chỉ mới ở giai đoạn trình lên tỉnh Ninh Thuận xem xét nhưng đã tạo nên làn sóng nghi ngại trong giới chuyên gia. Ảnh: Minh Quân.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đặt nghi vấn về nguồn gốc vốn khi Tập đoàn Hoa Sen không phát hành thêm cổ phần với lý do "không muốn làm loãng sở hữu nhà đầu tư". "Xét theo tài chính, Tập đoàn Hoa Sen không đủ tiền để tự làm, họ cũng không tăng vốn huy động mà chỉ dựa phần nhiều vào vốn vay.Trong trường hợp đó, với môt dự án dài hơi và vốn khủng như vậy, ngân hàng sẽ phải thẩm định rất chặt chẽ. Chỉ có những doanh nghiệp lớn nước ngoài mới đủ tầm để đầu tư vào một dự án như vậy. Vì thế, tôi đặt ra nghi vấn Tập đoàn Hoa Sen chỉ làm dịch vụ, hoặc hợp tác với một tập đoàn nước ngoài cho dự án tại Cà Ná, chứ không phải là dự án của riêng họ".Trả lời câu hỏi về khả năng đầu ra cho sản phẩm của Khu liên hợp Luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná nếu dự án này được thông qua, ông Hiển cho rằng cần có cái nhìn 5-10 năm để đánh giá và đặt thị trường trong nền kinh tế hội nhập.Chuyên gia Đinh Thế Hiển chia sẻ: "Sẽ còn nhiều FTA mà Việt Nam sẽ tham gia, dẫn tới việc chuyển dịch hàng hóa mạnh mẽ và thuế ngày càng mở. Khi ấy, giá thép Việt Nam nếu thấp hơn thế giới thì có thể xuất khẩu được, và ngược lại, Việt Nam có thể tràn ngập thép nước ngoài. Chính phủ khi ấy sẽ không thể khống chế sản lượng xuất nhập như hiện nay, bởi hàng rào thuế quan đã không còn.Riêng lý do đầu tư vào dự án khu liên hợp của Tôn Hoa Sen thì cần phải nhìn nhận lại. Tôn và thép tưởng giống, nhưng thực ra rất khác nhau. Một bên là ngành công nghiệp nặng, sản xuất nguyên liệu; một ngành chỉ sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập.Với tôn, nếu thị trường không ổn, doanh nghiệp có thể ngừng nhập để bảo toàn vốn, nhưng với nhà máy thép, nếu thị trường xuống thấp, sản xuất ra không bán được hàng, thì chỉ riêng chi phí khấu hao cũng đủ dìm chết doanh nghiệp rồi.Nếu ông Vũ chỉ nhìn vào con số 2.000 tỷ đồng, ông nên xem xét sang ngành sữa, hay bán lẻ thương mại giống Thế giới Di động. Tôi nghĩ những ngành đó cũng có lời cao, thậm chí còn cao hơn 2.000 tỷ đồng nhiều".

Theo Trí Thức Trẻ 

Có thể bạn quan tâm

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…