Tại sao giới thượng lưu Mỹ lại yêu thích ngân hàng UBS "kín tiếng" của Thuỵ Sĩ?

UBS là một trong 30 ngân hàng toàn cầu có hệ thống quan trọng được các cơ quan quản lý bảo vệ trong trường hợp khẩn cấp…

Với việc mua lại Credit Suisse trị giá 3,2 tỷ USD, UBS đã sẵn sàng để leo lên hàng ngũ các ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Trên thực tế, ngân hàng UBS của Thuỵ Sĩ không xa lạ gì với những vụ sáp nhập “bom tấn”. Ngân hàng hiện sở hữu hơn 370 công ty kế thừa (legacy firm), bao gồm cả các đối thủ cũ trong nước. 

Trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn, thì Thụy Sĩ vẫn ổn định và trung lập, trở thành nơi trú ẩn an toàn cho giới thượng lưu toàn cầu.

Ngày nay, quản lý tài sản quốc tế là trọng tâm hoạt động của UBS. Với hơn 5 nghìn tỷ USD tài sản được đầu tư hậu sáp nhập, hơn một nửa số khách hàng của UBS đến từ Mỹ. Các chuyên gia tin rằng điều này là do mức độ bảo mật chặt chẽ được quy định bởi luật pháp Thụy Sĩ. Các chủ ngân hàng ở Thụy Sĩ buộc phải bảo vệ các thông tin chi tiết của khách hàng, ngay cả khi bị chính quyền nước ngoài thúc ép.

“Bạn có thể tiếp cận các thông tin tài sản của giới thượng lưu Mỹ được lưu trữ Singapore, ở New York, ở những nơi xa lạ hơn. Nhưng ở Thuỵ Sĩ thì lại không phải như vậy”, ông Nicolas Véron, thành viên cấp cao của cả Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và tổ chức tư vấn Bruegel. 

Trong những năm gần đây, cả UBS và Credit Suisse đều phải đối mặt với áp lực từ chính quyền Mỹ trong việc chấm dứt những gì bị chỉ trích là hoạt động kinh doanh đáng ngờ. Ví dụ, trong những năm 2010, hàng nghìn trường hợp có hành vi sai trái đã được phát hiện tại UBS trong một cuộc điều tra thao túng lãi suất quốc tế. Ngoài ra, các thượng nghị sĩ Mỹ tuyên bố rằng Credit Suisse đã duy trì các tài khoản được liên kết với các khách hàng của Đức Quốc xã kể từ năm 2020.

ngân hàng UBS

Các cơ quan giám sát đã lo ngại trong nhiều năm rằng các ngân hàng như UBS đã trở nên quá lớn để nếu họ phá sản chắc chắn sẽ gây ra hậu quả khôn lường đối với lĩnh vực ngân hàng toàn cầu. Trường hợp trước đó của Credit Suisse đã khiến những nỗi sợ hãi này trở nên thực tế hơn bao giờ hết.

Nhanh chóng phản ứng trước sự hỗn loạn, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã cam kết hỗ trợ thanh khoản hơn 100 tỷ USD để UBS nhanh chóng tiếp quản Credit Suisse.

Trong thương vụ này, các cổ đông của Credit Suisse dự kiến giao dịch 22,48 cổ phiếu lấy 1 cổ phiếu UBS. Một số trái chủ có kế hoạch thách thức thỏa thuận tại tòa án.

Ông Nicolas Véron nhận xét thêm: “Nói chung, những gì chính phủ Thụy Sĩ chủ yếu làm là gây thiệt hại cho các chủ nợ và cổ đông của Credit Suisse”. 

UBS Group AG cho biết việc mua lại có thể làm cho ngân hàng trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu và họ đã sẵn sàng để quản lý sự phức tạp ngày càng tăng đó.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…