UBS đối điện án phạt 3,7 tỷ euro vì gian lận thuế

Ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS đối mặt với một án phạt tài chính số tiền lên đến 3,7 tỷ euro ở Pháp với cáo buộc giúp khách hàng giàu có trốn thuế.
UBS đối điện án phạt 3,7 tỷ euro vì gian lận thuế

Ngày 20/2, một tòa án ở Paris đã phạt ngân hàng UBS - "gã khổng lồ" trong lĩnh vực ngân hàng của Thụy Sĩ - 3,7 tỷ euro vì gian lận thuế. Đây là mức phạt lớn nhất liên quan đến gian lận thuế tại Pháp.

Theo phán quyết, UBS bị kết tội giúp các khách hàng Pháp che giấu hàng tỷ euro khỏi cơ quan thuế của Pháp. Chi nhánh của UBS tại Pháp cũng bị phạt 15 triệu euro vì đồng phạm.

Tòa cũng phán quyết rằng nhà nước Pháp - bên bị hại - sẽ được nhận 800.000 euro vì các thiệt hại do hoạt động trên gây ra. Con số này vẫn thấp hơn mức 1,6 tỷ euro mà bên công tố đề xuất.

Trong vụ kiện trên, chính quyền Pháp xác định rằng hơn 10 tỷ euro đã bị che giấu trong thời gian từ năm 2004-2012.

Vụ việc bị phanh phui sau khi các cựu nhân viên UBS cáo buộc cách hành xử phạm pháp của ngân hàng này.

UBS đã tìm cách thương lượng một giải pháp nhằm tránh phải ra tranh luận trước tòa, song không thể nhất trí với bên công tố về mức phạt. Tòa đã bắt đầu các phiên xét xử từ mùa Thu năm 2018 sau 7 năm điều tra.

Văn phòng Công tố Tài chính Quốc gia Pháp khẳng định UBS và các thống đốc ngân hàng này "hoàn toàn ý thức rằng họ đang vi phạm luật pháp của Pháp" khi gợi ý khách hàng và giúp họ tránh thuế của Pháp một cách trái pháp luật.

UBS bác bỏ các cáo buộc, đồng thời lập luận rằng các hoạt động nói trên phù hợp với luật pháp của Thụy Sĩ.

UBS cũng khẳng định họ "không biết" là một số khách hàng Pháp đã không công khai tài sản tại Thụy Sĩ, đồng thời nhấn mạnh các công tố viên không cung cấp bằng chứng nào, như tên khách hàng hay số tài khoản của họ, để bảo vệ các cáo buộc gian lận mà họ đưa ra.

Các luật sư của UBS đã đề nghị bảo lãnh với 1,1 tỷ euro, đồng thời cho biết sẽ kháng cáo.

Vụ việc trên xảy ra vào đúng lúc cả châu Âu đang trấn áp hành động trốn thuế và nghi ngờ hoạt động của các ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Sức ép trên đã buộc Thụy Sĩ phải ngừng thói quen về bí mật ngân hàng tuyệt đối, và phải cùng hơn 90 nước khác đồng ý chia sẻ tự động thông tin tài khoản khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...