Tăng chi tiêu ngân sách, Trung Quốc kỳ vọng kinh tế vực dậy

Doanh thu thuế giảm và nợ địa phương cao kỷ lục gây ra những nghi ngờ về sức mạnh ngân sách thực sự của Bắc Kinh…

ftcms-fd5c9905-27b6-4ee4-a353-26f1f3294a9e.jpg

Mới đây, tân bộ trưởng tài chính Trung Quốc Lam Phật An đã đưa ra một tuyên bố mà thị trường đã chờ đợi từ lâu – chính phủ Bắc Kinh sẽ tăng cường chi tiêu ngân sách để hỗ trợ quá trình phục hồi đang gặp khó khăn sau đại dịch ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ông Lam cho biết, Trung Quốc sẽ triển khai kho trái phiếu chính phủ và địa phương, bao gồm cả cơ sở kho bạc mới trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 140 tỷ USD) nhằm duy trì cường độ chi tiêu tài chính ở mức thích hợp. Điều này sẽ đẩy thâm hụt ngân sách của Bắc Kinh lên mức cao nhất trong hai thập kỷ là 3,8% trong năm nay.

Nhưng trong khi thông điệp này được các nhà đầu tư hoan nghênh, nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi rằng Bắc Kinh thực sự có bao nhiêu “hỏa lực ngân sách” để thúc đẩy niềm tin đang suy giảm và thúc đẩy động lực kinh tế mạnh mẽ hơn.

GÁNH NẶNG NỢ ĐỊA PHƯƠNG

Giới phân tích chỉ ra rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và mô hình phát triển dựa trên đầu tư mất dần đà tăng trưởng, doanh thu thuế đang phải chịu áp lực lớn. Bắc Kinh cũng không muốn vay thêm vì họ có lượng nợ xấu khổng lồ cần giải quyết ở cấp chính quyền địa phương.

Trung Quốc không muốn thúc đẩy các đòn bẩy như cách họ đã làm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi nước này tung ra gói kích thích 4 nghìn tỷ nhân dân tệ, trị giá 13% tổng sản phẩm quốc nội khi đó.

Lần này, chính quyền Trung Quốc không muốn tạo đòn bẩy từ những gì, mà nhìn bề ngoài, dường như là một bảng cân đối kế toán tương đối sạch sẽ. Theo ông Logan Wright, giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc tại Rhodium Group, so với chính quyền địa phương - nơi có khoản nợ trị giá khoảng 76% GDP - thì chính quyền trung ương chỉ có khoảng 21,3% vào năm ngoái.

Kích thích tài khóa của Trung Quốc đang đẩy thâm hụt ngân sách lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ

Kích thích tài khóa của Trung Quốc đang đẩy thâm hụt ngân sách lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ

Fred Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của HSBC, cho biết: “Chúng tôi cho rằng Bắc Kinh có nguồn lực tài chính đáng kể trong tay. Bắc Kinh có khả năng bổ sung thêm khoản nợ trị giá khoảng 20-30 điểm phần trăm GDP, điều có thể giúp giải quyết vấn đề nợ của địa phương”.

Các nhà phân tích của IMF cũng lưu ý trong một bài báo phát hành vào tháng 8 rằng tình hình tài chính ròng của Trung Quốc, tính đến các tài sản như cổ phần nắm giữ (nằm trong top 15 thế giới) ở mức 7,25% GDP, mặc dù tỷ lệ này đang giảm dần và việc định giá tài sản không chắc chắn vì các yếu tố bao gồm tính thanh khoản.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích tin rằng nghĩa vụ nợ thực sự của chính phủ Trung Quốc lớn hơn nhiều so với những con số cho thấy. Bắc Kinh đóng vai trò là điểm tựa cuối cùng cho tổng nợ chính phủ của đất nước, được Rhodium Group ước tính ở mức 142% GDP vào năm ngoái, bao gồm cả khoản nợ do chính quyền trung ương, ngân hàng chính sách, chính quyền địa phương và các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV) nắm giữ.

Hui Shan, chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs, cho biết: “Ở Trung Quốc, ranh giới hơi mờ nhạt về cách tính tổng nợ phải trả của chính phủ. Tại thời điểm nào thì các nghĩa vụ của LGFV sẽ kết thúc trước khi chúng trở thành trách nhiệm của chính quyền địa phương - thật khó để vạch ra ranh giới đó”.

Giải quyết vấn đề nợ của chính quyền địa phương đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với Bắc Kinh. Nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay lên 5,4% từ mức 5%, IMF cho biết Bắc Kinh vẫn cần thực hiện các cải cách khuôn khổ tài chính phối hợp.

NGUỒN THU SUY GIẢM

Kể từ tháng 9/2023, Bắc Kinh đã yêu cầu các ngân hàng nhà nước giảm lãi suất và kéo dài thời hạn cho vay của chính quyền địa phương. Bắc Kinh cũng đã cho phép chính quyền tỉnh phát hành trái phiếu để trả các khoản nợ LGFV. Đến đầu tháng 11, ít nhất 27 tỉnh và một đô thị đã phát hành 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu, sử dụng hạn ngạch bán trái phiếu địa phương đã được phân bổ trong những năm trước nhưng chưa tận dụng hết.

Screen Shot 2023-11-22 at 10.57.43 AM.png
Các chính quyền địa phương Trung Quốc đã công bố phát hành 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt để trả nợ LGFV

Bằng cách giải cứu các chính quyền địa phương bằng một đợt hoán đổi trái phiếu khác – đợt cuối cùng là vào năm 2015-201818 – chính quyền trung ương Trung Quốc đang ưu tiên ngăn ngừa rủi ro. Điều đó có nghĩa là phải ngăn chặn những vụ vỡ nợ gây thiệt hại trên thị trường trái phiếu có thể gây ra hiệu ứng lan tỏa rất lớn, công ty nghiên cứu Gavekal Gavekal Dragonomics đánh giá.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang ít đòi hỏi hơn đối với chính quyền địa phương về các mục tiêu tăng trưởng, điều này sẽ làm giảm nhu cầu vay quá mức trong tương lai. “Thông điệp được gửi tới các quan chức chính quyền địa phương rằng “chúng tôi không gây áp lực nhiều cho bạn như trước đây để đạt được tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao, vì vậy bạn không cần LGFV nhiều như vậy nữa”, ông Chris Beddor, phó giám đốc nghiên cứu khu vực Trung Quốc tại Gavekal giải thích.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng vấn đề trọng tâm - nguồn thu không đủ cho chính phủ - vẫn còn tồn tại. Theo cải cách năm 1994, chính phủ Bắc Kinh kiểm soát nguồn thu thuế trong khi chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Thiếu tiền mặt để đáp ứng mọi nghĩa vụ của mình, nhiều chính quyền địa phương thường phải vay quá mức.

“Cơ cấu tài chính thực sự là lý do khiến họ rơi vào tình trạng hỗn loạn này. Vì vậy, cuối cùng cần phải có một sự thay đổi trong các động cơ chính trị, có thể là một sự thay đổi trong cơ cấu tài chính để giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng đó”, ông Chris Beddor nói thêm.

Nhưng một vấn đề quan trọng khác là khi mô hình đầu tư dựa vào nợ cũ của Trung Quốc chuyển sang mô hình dựa vào tiêu dùng nhiều hơn, doanh thu từ bán đất và thuế giá trị gia tăng suy giảm, đặc biệt khi thị trường bất động sản bùng nổ trong những năm gần đây.

Tổng thu thuế so với GDP đã giảm từ 18,5% năm 2014 xuống còn 13,8% vào năm ngoái, nhà phân tích Logan Wright của Rhodium lưu ý.

Chính phủ Trung Quốc có thể ngày càng phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn hơn về cách cân bằng nhu cầu xã hội và sự phát triển với một số mục tiêu chiến lược của Chủ tịch Tập Cận Bình, ví dụ như thúc đẩy các ngành công nghệ cao hoặc các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài.

“Làm cách nào để duy trì nguồn lực tài chính trong hệ thống? Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi có nghĩa rất lớn giữa tất cả những điều chỉnh này”, ông Logan Wright nhận xét. Trung Quốc có thể tăng thâm hụt tài chính hơn nữa nhưng con số này đã ở mức cao, chiếm tổng cộng 7% GDP.

“Đúng là bạn có thể tăng tỷ lệ đó lên tới 8-9%, nhưng sau đó thật khó để tiếp tục mở rộng”, ông Wright nhấn mạnh.

Xem thêm

Trung Quốc: “Siêu chu kỳ” tăng trưởng đã chấm dứt?

Trung Quốc: “Siêu chu kỳ” tăng trưởng đã chấm dứt?

Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đang trên đà phát triển của một siêu chu kỳ chứng kiến sự mở rộng gần như không ngừng nghỉ về năng lực sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và khả năng triển khai sức mạnh của đất nước trên nền kinh tế toàn thế giới. Nhưng...

Có thể bạn quan tâm

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…