Tham vọng quốc tế hoá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang bị vướng

Giám đốc Điều hành Sở Giao dịch và Thanh toán Hồng Kông (HKEX) Bonnie Chan nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các ứng dụng cho đồng nhân dân tệ nếu đồng tiền này muốn được sử dụng rộng rãi hơn trên toàn cầu…

Một nhân viên ngân hàng tại Kasikornbank (Thái Lan) đang đếm tiền nhân dân tệ, đặt cạnh những tờ USD
Một nhân viên ngân hàng tại Kasikornbank (Thái Lan) đang đếm tiền nhân dân tệ, đặt cạnh những tờ USD

Theo mạng thông tin liên ngân hàng SWIFT, đồng nhân dân tệ hiện mới chỉ xếp thứ tư trong thanh toán toàn cầu tính theo giá trị, vào khoảng gần 4,5% số giao dịch. Trong khi đó, đồng USD vẫn chiếm gần 48% trên tổng số.

Tại lĩnh vực tài chính thương mại, đồng nhân dân tệ đứng thứ ba với tỷ trọng khoảng 5,1%. Đồng euro cao hơn một chút ở mức 5,6%, trong khi đồng USD chiếm ưu thế với gần 85% thị phần trong tháng 5/2024.

Bắc Kinh từ lâu đã thể hiện tham vọng tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trên toàn cầu, trong một thị trường tài chính quốc tế nơi USD vẫn là đồng tiền thống trị. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga đã gia tăng áp lực buộc một số quốc gia phải tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho đồng bạc xanh.

Trong cuộc họp “Summer Davos” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Đại Liên (Trung Quốc), Giám đốc Điều hành Sở Giao dịch và Thanh toán Hồng Kông Bonnie Chan đưa ra lưu ý rằng đồng nhân dân tệ cần trở nên đa tác dụng nếu muốn vươn xa hơn trên trường quốc tế.

Bà giải thích: "Mọi người thường nắm giữ một loại tiền tệ để giao dịch hoặc quan trọng hơn để tích trữ tài sản. Vì vậy, mọi người sẽ chẳng muốn nắm giữ nhân dân tệ và gửi vào ngân hàng, điều họ muốn ở đây là trái phiếu, là cổ phiếu..."

Nói sâu hơn về vấn đề này, bà Bonnie Chan tiết lộ thêm rằng HKEX đã thay đổi một trong những mục tiêu chiến lược để đảm bảo rằng họ có thể tạo ra nhiều sản phẩm tài chính được định danh bằng nhân dân tệ hơn, nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư trên toàn thế giới có thể thấy thêm nhiều ứng dụng của đồng nhân dân tệ và có thể sử dụng chúng như một phương tiện để tích trữ tài sản.

Năm ngoái, HKEX đã công bố chương trình “Chương trình Giao dịch Hai Phía” cho phép các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán niêm yết ở Hồng Kông bằng đô la Hồng Kông (HKD) và nhân dân tệ (RMB).

Tuy nhiên, việc phát triển thêm các sản phẩm đầu tư được định danh bằng nhân dân tệ cũng đòi hỏi sự trưởng thành của lĩnh vực tài chính nội địa. Một phần của việc đó bao gồm việc có một nhóm nhà đầu tư phức tạp hơn.

Trong Diễn đàn tài chính Lujiazui thường niên ở Thượng Hải, gần như mọi cuộc trò chuyện của các nhà lãnh đạo địa phương đều đề cập đến thuật ngữ “đầu tư kiên nhẫn”. Cụm từ này đã xuất hiện trong các bản phát hành chính thức nhằm khuyến khích đầu tư dài hạn thay vì đầu cơ ngắn hạn.

"Sự kiên nhẫn đến từ việc học hỏi qua những biến động của thị trường," ông Kenny Lam, Giám đốc Điều hành của Two Sigma Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết trong cuộc hội thảo. Cũng theo ông, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang cân nhắc về việc làm cho các chính sách của họ ổn định và nhất quán hơn.

Trong khi đó, ông Fred Hu, nhà sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của Primavera Capital nhấn mạnh rằng quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn nhiều người dự đoán, bất chấp các tuyên bố từ Bắc Kinh.

Mặc dù Trung Quốc là quốc gia thương mại hàng đầu và có các trung tâm tài chính lớn nhưng quy mô và tính thanh khoản của thị trường tài chính Trung Quốc chưa thể bằng so với Mỹ. “Bên cạnh đó, tài khoản vốn của Trung Quốc vẫn chưa được mở cũng như chuyển đổi hoàn toàn, điều này theo một cách nào đó cũng đang cản trở quá trình quốc tế hóa của đồng nhân dân tệ”, ông Fred Hu đánh giá.

Xem thêm

Đồng nhân dân tệ rơi về mức thấp nhất trong 14 năm

Đồng nhân dân tệ rơi về mức thấp nhất trong 14 năm

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch ngày 28-9 khi các nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ suy thoái toàn cầu và chuyển sang tích trữ đồng USD vì lý do an toàn, điều này khiến đồng nhân dân tệ xuống mức thấp kỷ lục.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…