"Tham vọng" thực tế ảo của Mark Zuckerberg tiếp tục thua lỗ 3,7 tỷ USD trong quý 3

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, bộ phận thực tế ảo Reality Lab của Meta đã thua lỗ tổng cộng 21 tỷ USD…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg đích thân giới thiệu và giải thích Meta Quest Pro trong sự kiện Meta Connect ở New York vào tháng 10/2022
Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg đích thân giới thiệu và giải thích Meta Quest Pro trong sự kiện Meta Connect ở New York vào tháng 10/2022

Đến nay, Meta vẫn đưa ra những lời hứa hẹn và dự định to lớn cho metaverse như một nền tảng công nghệ của tương lai. Tuy nhiên, kỳ vọng này một lần nữa lại “phụ lòng” nhà sáng lập Mark Zuckerberg.

Meta đã báo cáo kết quả quý 3 tốt hơn mong đợi khi doanh thu tăng 23%, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2021, nhưng riêng bộ phận Reality Labs, đơn vị phát triển các công nghệ liên quan đến metaverse, vẫn ghi nhận khoản lỗ hoạt động lên tới 3,74 tỷ USD.

Doanh thu từ bộ phận thực tế ảo và thực tế tăng cường giảm 26% từ mức 285 triệu USD của quý 3/2022 xuống còn 210 triệu USD trong năm nay. Theo StreetAccount, các nhà phân tích từng dự đoán doanh thu của Reality Lab là vào khoảng 299,3 triệu USD và khoản lỗ hoạt động là 3,9 tỷ USD.

Screen Shot 2023-10-26 at 10.11.20 AM.png
Khoản lỗ hàng quý của Reality Lab (Meta)

Vào năm 2021, trong thời điểm metaverse được xem như xu hướng hàng đầu trong ngành và cũng cụm từ được nhắc đến nhiều nhất, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã nhanh chóng đổi tên công ty từ Facebook thành Meta, tuyên bố metaverse là “mặt trận công nghệ tiếp theo của tương lai”.

Và trong khi Meta rót hàng tỷ USD mỗi quý vào VR và AR để cố gắng biến giấc mơ của Mark Zuckerberg thành hiện thực thì thị trường vẫn còn quá non trẻ. Các nhà phát triển tham dự hội nghị Connect gần đây của Meta về thực tế kết hợp đã nói với CNBC rằng việc Apple gia nhập thị trường VR sắp tới có thể thúc đẩy ngành này và giúp nó trở nên phổ biến tới đại chúng.

Meta đã ra mắt tai nghe Quest 3 VR vào tháng 9, giới thiệu nó như một phiên bản vượt trội về mặt kỹ thuật của thiết bị Quest 2 tiền nhiệm. Sản phẩm mới có tính năng tạo ra nhiều trải nghiệm thực tế kết hợp hơn. Quest 3 có giá khởi điểm là 499 USD, cao hơn 200 USD so với Quest 2 nhưng rẻ hơn 500 USD so với tai nghe Quest Pro VR cao cấp. Vào tháng 6/2023, Meta đã ra mắt dịch vụ đăng ký Meta Quest+ VR dành cho những người dùng muốn truy cập hai trò chơi mới mỗi tháng. Dịch vụ đăng ký có giá 7,99 USD một tháng và hoạt động với tai nghe Quest 2, Quest Pro và Quest 3 VR.

Công ty đang định vị tai nghe Quest của mình như một cách hợp lý và kinh tế hơn để mọi người trải nghiệm VR. Bởi để so sánh, tai nghe thực tế hỗn hợp Vision Pro sắp ra mắt của Apple sẽ có giá 3.499 USD.

Bù đắp cho sự thua lỗ từ metaverse, hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số cốt lõi của Meta chứng kiến sự phục hồi khả quan sau một năm 2022 khó khăn khi doanh thu giảm trong ba quý liên tiếp.

Doanh thu quý 3/2023 tăng vọt so với một năm trước đó lên 34 tỷ USD. Thu nhập ròng tăng 164% lên 11,58 tỷ USD, tương đương 4,39 USD một cổ phiếu - cao gần gấp 3 lần so với mức 4,4 tỷ USD, tương đương 1,64 USD một cổ phiếu của một năm trước đó.

Hoạt động kinh doanh của Meta đang vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Alphabet, công ty mẹ của Google, cho biết trong báo cáo thu nhập mới đây rằng doanh thu quảng cáo chỉ tăng khoảng 9,5%, trong khi đối thủ Snap ghi nhận doanh thu tăng trưởng 5%.

Có thể bạn quan tâm