Thoả thuận lịch sử về Brexit giúp Anh sớm rời khỏi Châu Âu

Thoả thuận bước đầu đạt được sau khi Thủ tướng Anh vội vã đến Bỉ sáng ngày 7/12 để tham gia thương thảo, mở đường cho đàm phán giai đoạn tiếp theo của quá trình Anh rời Liên minh Châu Âu.
Thoả thuận lịch sử về Brexit giúp Anh sớm rời khỏi Châu Âu

Sau nhiều tháng bế tắc, Uỷ ban Châu Âu (EC) cho biết cuộc đàm phán đạt những “tiến bộ đáng kể” về Brexit, bao gồm biên giới với Ireland, dự luật về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) và quyền của những người châu Âu sống tại Anh.

AFP cho biết Anh đồng ý chi trả “chi phí dàn xếp ly hôn” khoảng 45-55 tỷ euro, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho khoảng 3 triệu người châu Âu đang sống và làm việc tại Anh “vẫn như cũ”.

“Chúng tôi cũng bảo đảm rằng sẽ không có ‘biên giới cứng’ nào ở Bắc Ireland”, Thủ tướng Anh Theresa May nói, ý nhắc đến vấn đề biên giới giữa Cộng hoà Ireland và Bắc Ireland vốn là trở ngại lớn nhất trong thoả thuận Brexit.

Do Bắc Ireland thuộc lãnh thổ Vương quốc Anh nên sau Brexit thì vùng này sẽ chịu luật lệ thuế quan và quản lý thị trường của Anh. 

Do vậy, vấn đề khiến Cộng hòa Ireland lo ngại là khi đường biên giới cứng được lập ra trên đảo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thoả thuận hoà bình 1988, từ đó có thể dẫn đến nội chiến như quá khứ. Hơn nữa, đường biên giới cứng cũng ảnh hưởng trao đổi hàng hoá giữa 2 bên.

Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker nói thoả thuận ngày 8/12 mở đường cho những cuộc đàm phán tiếp theo về quan hệ Anh - Eu trong tương lai. “Kết quả hôm nay là quá trình dài của sự thoả hiệp. Những cuộc đàm phán đều rất khó khăn cho cả 2 bên”.

Theo đó, cuộc họp thượng đỉnh lãnh đạo EU vào ngày 14-15/12 tới đây sẽ tiếp tục giai đoạn 2 về đàm phán Brexit, nội dung chú trọng các vấn đề thương mại và quá trình chuyển tiếp.

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…