Thủ tướng Anh Liz Truss đối mặt với áp lực từ chức sau dự định ngân sách thất bại

Thủ tướng Anh Liz Truss đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức trong nội bộ Đảng Bảo thủ chỉ sáu tuần sau khi bước vào Số 10 Phố Downing.
Thủ tướng Anh Liz Truss đối mặt với áp lực từ chức sau dự định ngân sách thất bại

Thủ tướng Anh Liz Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng đã công bố một gói tài chính - được là ngân sách nhỏ - vào ngày 23/9. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, các biện pháp này đã gây ra tình trạng hỗn loạn thị trường, từ việc đồng bảng Anh lao dốc cho đến "hoảng loạn lương hưu", kèm theo đó là một lời chỉ trích công khai hiếm hoi của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 

Các kế hoạch sau đó đã được điều chỉnh dần từng phần và rồi huỷ bỏ - trong đó bao gồm việc đảo ngược kế hoạch loại bỏ việc tăng thuế doanh nghiệp, cắt bỏ kế hoạch xóa bỏ khung thuế thu nhập cao nhất và rút ngắn trợ cấp giá năng lượng - vốn được thiết kế để trợ cấp cho các hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng và doanh nghiệp, từ cam kết hai năm xuống còn sáu tháng.

Bà Liz Truss đã sa thải ông Kwasi Kwarteng hôm 14/10 và hiện các nhà lập pháp từ khắp các khu vực chính trị đang kêu gọi bà Truss “cũng nên theo bước ông Kwarteng”. Hiện, tân Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt đã nhậm chức, cũng là người thứ tư đảm nhiệm vị trí này kể từ tháng 7.

Phát biểu trên Times Radio, Angela Richardson, nghị sĩ đảng Bảo thủ của Guildford, nói rằng việc bà Liz Truss tiếp tục làm thủ tướng là "không còn khả thi", trong khi Jamie Wallis, nghị sĩ đảng Bảo thủ cho Bridgend, đã viết thư yêu cầu Thủ tướng từ chức. “Tôi xin yêu cầu bà từ chức Thủ tướng vì tôi tin rằng bà không còn giữ được niềm tin của đất nước và Quốc hội,” bức thư viết. “Đó là điều đúng đắn cần làm để đảm bảo sự ổn định, an ninh và thịnh vượng của người dân”.

Theo The Guardian, cuộc thăm dò ý kiến ​​từ Viện Nghiên cứu Ý kiến ​​cho Đại hội Công đoàn Thương mại cho thấy Đảng Lao động đối lập được cho là sẽ giành chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử tiếp theo. 

Bất ổn hơn nữa còn ở phía trước

Các chính sách của bà Truss - và sự đảo ngược của chúng - đã khiến giới tài chính đặt câu hỏi về tương lai của bà trên cương vị thủ tướng. 

Các nhà phân tích tại Berenberg Bank nhận định: “Thật không dễ dàng để thấy bà Truss có thể tiếp tục với tư cách là Thủ tướng trong thời gian dài. Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các nghị sĩ đảng Bảo thủ gây áp lực buộc bà Truss phải từ chức trong những tháng tới. Còn hơn hai năm nữa cho đến khi một cuộc tổng tuyển cử cần được tổ chức (tháng 1/2024), và Đảng Bảo thủ có thể quyết định cách tốt nhất để duy trì quyền lực là nhanh chóng chuyển sang một nhà lãnh đạo mới.

Citi đã đi xa hơn và đưa ra câu hỏi rằng liệu Đảng Bảo thủ có đủ khả năng điều hướng và tồn tại trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay hay không. “Câu hỏi cơ bản ở đây là liệu bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Đảng Bảo thủ có thể đưa ra định hướng kinh tế đáng tin cậy hay không. Chúng tôi ngày càng cảm thấy không chắc chắn,” một lưu ý phân tích từ ngân hàng cho biết.

Thủ tướng Liz Truss hiện đang phải đối mặt với sự chèn ép giữa một bên là Quốc hội và một bên là thị trường. … Chúng tôi tin rằng những bất ổn kinh tế vẫn còn đầy phía trước.” 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...