Thủ tướng Anh Liz Truss đối mặt với áp lực từ chức sau dự định ngân sách thất bại

Thủ tướng Anh Liz Truss đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức trong nội bộ Đảng Bảo thủ chỉ sáu tuần sau khi bước vào Số 10 Phố Downing.
Thủ tướng Anh Liz Truss đối mặt với áp lực từ chức sau dự định ngân sách thất bại

Thủ tướng Anh Liz Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng đã công bố một gói tài chính - được là ngân sách nhỏ - vào ngày 23/9. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, các biện pháp này đã gây ra tình trạng hỗn loạn thị trường, từ việc đồng bảng Anh lao dốc cho đến "hoảng loạn lương hưu", kèm theo đó là một lời chỉ trích công khai hiếm hoi của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 

Các kế hoạch sau đó đã được điều chỉnh dần từng phần và rồi huỷ bỏ - trong đó bao gồm việc đảo ngược kế hoạch loại bỏ việc tăng thuế doanh nghiệp, cắt bỏ kế hoạch xóa bỏ khung thuế thu nhập cao nhất và rút ngắn trợ cấp giá năng lượng - vốn được thiết kế để trợ cấp cho các hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng và doanh nghiệp, từ cam kết hai năm xuống còn sáu tháng.

Bà Liz Truss đã sa thải ông Kwasi Kwarteng hôm 14/10 và hiện các nhà lập pháp từ khắp các khu vực chính trị đang kêu gọi bà Truss “cũng nên theo bước ông Kwarteng”. Hiện, tân Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt đã nhậm chức, cũng là người thứ tư đảm nhiệm vị trí này kể từ tháng 7.

Phát biểu trên Times Radio, Angela Richardson, nghị sĩ đảng Bảo thủ của Guildford, nói rằng việc bà Liz Truss tiếp tục làm thủ tướng là "không còn khả thi", trong khi Jamie Wallis, nghị sĩ đảng Bảo thủ cho Bridgend, đã viết thư yêu cầu Thủ tướng từ chức. “Tôi xin yêu cầu bà từ chức Thủ tướng vì tôi tin rằng bà không còn giữ được niềm tin của đất nước và Quốc hội,” bức thư viết. “Đó là điều đúng đắn cần làm để đảm bảo sự ổn định, an ninh và thịnh vượng của người dân”.

Theo The Guardian, cuộc thăm dò ý kiến ​​từ Viện Nghiên cứu Ý kiến ​​cho Đại hội Công đoàn Thương mại cho thấy Đảng Lao động đối lập được cho là sẽ giành chiến thắng vang dội tại cuộc bầu cử tiếp theo. 

Bất ổn hơn nữa còn ở phía trước

Các chính sách của bà Truss - và sự đảo ngược của chúng - đã khiến giới tài chính đặt câu hỏi về tương lai của bà trên cương vị thủ tướng. 

Các nhà phân tích tại Berenberg Bank nhận định: “Thật không dễ dàng để thấy bà Truss có thể tiếp tục với tư cách là Thủ tướng trong thời gian dài. Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các nghị sĩ đảng Bảo thủ gây áp lực buộc bà Truss phải từ chức trong những tháng tới. Còn hơn hai năm nữa cho đến khi một cuộc tổng tuyển cử cần được tổ chức (tháng 1/2024), và Đảng Bảo thủ có thể quyết định cách tốt nhất để duy trì quyền lực là nhanh chóng chuyển sang một nhà lãnh đạo mới.

Citi đã đi xa hơn và đưa ra câu hỏi rằng liệu Đảng Bảo thủ có đủ khả năng điều hướng và tồn tại trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay hay không. “Câu hỏi cơ bản ở đây là liệu bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Đảng Bảo thủ có thể đưa ra định hướng kinh tế đáng tin cậy hay không. Chúng tôi ngày càng cảm thấy không chắc chắn,” một lưu ý phân tích từ ngân hàng cho biết.

Thủ tướng Liz Truss hiện đang phải đối mặt với sự chèn ép giữa một bên là Quốc hội và một bên là thị trường. … Chúng tôi tin rằng những bất ổn kinh tế vẫn còn đầy phía trước.” 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…