Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trần nợ

Thượng viện Mỹ vào cuối ngày 1/6 đã thông qua dự luật nâng trần nợ và giới hạn chi tiêu của chính phủ trong hai năm tới…

Dự luật Trách nhiệm Tài chính, hiện đã được cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua, sẽ sớm được chuyển tới bàn làm việc của Tổng thống Joe Biden để ký thành điều luật vào 2/6, chỉ 3 ngày trước khi nước Mỹ có nguy cơ đối mặt với vụ vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử. 

“Thỏa thuận lưỡng đảng này là một chiến thắng lớn cho nền kinh tế và người dân Mỹ”, Tổng thống Joe Biden nói trong một tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu.

Dự luật trần nợ mang tính thỏa hiệp đã được Thượng viện thông qua với tỷ lệ 63-36, có đủ sự ủng hộ từ các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa để vượt qua ngưỡng 60 phiếu bầu có thể giúp tránh khỏi khả năng bị phản đối. 

Cuộc bỏ phiếu vừa diễn ra là chương cuối cùng trong một ngày đáng chú ý của quá trình thỏa thuận và bỏ phiếu nhanh chóng tại Thượng viện, một cơ quan thường cần nhiều ngày chứ không phải vài giờ để cân nhắc và sửa đổi các dự luật của Hạ viện.

Động lực đằng sau các cuộc bỏ phiếu tăng cường rất đơn giản: khi hạn chót để nâng hoặc đình chỉ trần nợ chỉ còn bốn ngày nữa.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nhiều lần nói rằng chính phủ rất có thể sẽ không thể đáp ứng nghĩa vụ trả nợ sau 5/6 nếu Quốc hội không đẩy nhanh bỏ phiếu tăng giới hạn nợ.

Dự luật Trách nhiệm Tài chính là kết quả của các cuộc đàm phán căng thẳng, và đôi khi gay gắt, giữa chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và Nhà Trắng. Dự luật đã được thông qua ở Hạ viện vào 31/5 với đa số phiếu ủng hộ ở tỷ lệ 314-117. Tuy nhiên, kết quả này gây ngạc nhiên đối với các nhà lãnh đạo khi có nhiều đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện bỏ phiếu cho dự luật hơn các đảng viên Cộng hòa, mặc dù thực tế rằng dự luật là sáng kiến của ban lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Tại Thượng viện, cuộc bỏ phiếu cuối cùng thuộc về lưỡng đảng, nhưng đó không phải là một bước đi dễ dàng.

trần nợ
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer

Lãnh đạo phe đa số Chuck Schumer đã dành phần lớn thời gian trong ngày 1/6 để thảo luận về một thỏa thuận với nhóm các nghị sĩ Cộng hòa ở Thượng viện, những người yêu cầu ông cam kết hỗ trợ dự luật tài trợ quốc phòng bổ sung trước khi họ đồng ý đẩy nhanh dự luật trần nợ.

Dự luật trần nợ hiện tại của Hạ viện cung cấp 886 tỷ USD chi tiêu quốc phòng cho năm tài chính 2024, tăng 3% so với năm trước. Con số đó tăng 1% lên 895 tỷ USD vào năm 2025. Nhưng Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Susan Collins đã gọi con số này là không thoả đáng, lập luận rằng mức tăng 1% không theo kịp lạm phát, vì vậy về mặt thực tế, đó thực sự là mức giảm ngân sách quân sự.

Sau đó, một giải pháp được đưa ra dưới một tuyên bố chung giữa lãnh đạo phe đa số Chuck Schumer và lãnh đạo phe thiểu số Mitch McConnell. “Thỏa thuận trần nợ này không thể hạn chế khả năng của Thượng viện trong việc phân bổ quỹ bổ sung khẩn cấp để đảm bảo khả năng quân sự của chúng ta… Mức trần nợ này cũng không hạn chế khả năng của Thượng viện trong việc phân bổ quỹ bổ sung khẩn cấp và ứng phó với các vấn đề quốc gia khác nhau, chẳng hạn như cứu trợ thiên tai, chống khủng hoảng fentanyl hoặc các vấn đề quan trọng khác”, tuyên bố cho biết. 

Và thông điệp của nhà lãnh đạo đa số là rất rõ ràng: “Bất kể dự luật nói gì, Thượng viện sẽ tiếp tục chi tiền vượt mức đó để tài trợ cho những gì các thành viên tin là quan trọng”.

Trong một bình luận sau cuộc bỏ phiếu tối 1/6, tổ chức đánh giá tín dụng Moody's cho biết giải pháp đối với cuộc khủng hoảng trần nợ phù hợp với kỳ vọng của họ, đồng thời sẽ không xem xét hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…