Tiếp tục thông tin về vụ Thông tư 20: Chờ xử lý

Đang có một cuộc vận động chính sách quyết liệt giữa một bên là các nhà sản xuất, nhập khẩu ô tô chính hãng, một bên là nhóm nhỏ các nhà nhập khẩu ô tô trong nước từng bị ảnh hưởng bởi Thông tư 20 quy
Tiếp tục thông tin về vụ Thông tư 20: Chờ xử lý

Đang có một cuộc vận động chính sách quyết liệt giữa một bên là các nhà sản xuất, nhập khẩu ô tô chính hãng, một bên là nhóm nhỏ các nhà nhập khẩu ô tô trong nước từng bị ảnh hưởng bởi Thông tư 20 quy định về nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi.

Sau khi Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương trả lời Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về việc nhập khẩu ô tô chưa qua sử dụng vào Việt Nam có còn hiệu lực hay không thì mới đây, nhóm doanh nghiệp nhập khẩu ô tô bị ảnh hưởng bởi Thông tư 20 đã căng biểu ngữ trước cổng Bộ Công Thương đòi bỏ Thông tư 20 đồng thời gửi kiến nghị lên Thủ tướng với mong muốn như trên.

Quyết liệt đòi bỏ

Theo quy định tại Thông tư 20, thương nhân khi làm thủ tục nhập khẩu phải nộp bổ sung hai chứng từ, trong đó giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng sản xuất kinh doanh loại ô tô đó được xem là bất khả thi với các nhà kinh doanh nhỏ lẻ. Và với quy định này, sau năm năm ra đời, Thông tư 20 của Bộ Công Thương đã “giết chết” gần hết doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tự do trong nước và tạo thế độc quyền cho một số nhà nhập khẩu chính hãng.Theo các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không chính hãng, nội dung quy định tại Thông tư 20 nói trên của Bộ Công Thương hiện không còn phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư. Cụ thể, việc nhập khẩu ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống không thuộc Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại phụ lục 4 Luật Đầu tư.Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Thông tư 20 tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp, nhưng lại khiến nhiều doanh nghiệp khác phải rời bỏ thị trường, thậm chí phá sản. VCCI  cũng cho rằng nếu tồn tại, Thông tư 20 trái Luật Đầu tư bởi kinh doanh ô tô không có tên trong 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói trên.Tuy nhiên, trong một văn bản giải trình, tiếp thu các ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương cho rằng quy định về việc nhập khẩu ô tô trong Thông tư 20 không phải là điều kiện đầu tư kinh doanh (nên không cần nâng cấp lên thành nghị định). Theo bộ này, những quy định tại Thông tư 20 là các... thủ tục hành chính, vì vậy doanh nghiệp muốn nhập khẩu ô tô vẫn phải thực hiện.Trước quan điểm này của Bộ Công Thương, một số doanh nghiệp và luật sư phản bác: quy định trong Thông tư 20 có tính chất như một điều kiện kinh doanh, vì trao quyền cho một số doanh nghiệp nhất định đủ điều kiện được làm, còn các doanh nghiệp khác thì không.Mặt khác, thủ tục hành chính về nhập khẩu (được quy định tại Nghị định 12/2006 và  Nghị định 187/2013 về mua bán hàng hóa quốc tế) không có điều kiện nào như Thông tư 20 yêu cầu doanh nghiệp phải có.

Để thị trường định đoạt?

Trước thời điểm 1-7-2016, để không bị mất thế độc quyền phân phối hiện nay, các nhà nhập khẩu ô tô có giấy ủy quyền chính thức (gồm Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam - VAMA và Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô - VIVA đã có văn bản gửi Thủ tướng và các bộ, ngành, kiến nghị giữ các quy định của Thông tư 20 hay ban hành nghị định thay thế Thông tư 20 có nội dung tương tự.VAMA, tổ chức có các doanh nghiệp vừa lắp ráp và độc quyền nhập khẩu nhiều thương hiệu ô tô, phân tích: ô tô là một sản phẩm phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ cao, có ảnh hưởng đến tính mạng nhiều người tham gia giao thông. Vì vậy, kinh doanh ô tô yêu cầu phải có dịch vụ chuyên nghiệp, phải có ủy quyền từ nhà sản xuất để có hỗ trợ cần thiết về kỹ thuật, bảo hành, bảo dưỡng, phụ tùng chính hãng thay thế, thu hồi và xử lý những sản phẩm thải bỏ...Ngoài ra, VAMA còn lo ngại chất lượng xe, dịch vụ cho khách hàng sẽ không được đảm bảo, xuất hiện nhiều nhà nhập khẩu trốn thuế bằng việc mua bán xe với giá thấp hơn thực tế và thanh toán bất hợp pháp ra nước ngoài, ảnh hưởng đến thu ngân sách.VIVA bổ sung rằng các nhà nhập khẩu xe không chính hãng luôn khai giá trị xe nhập thấp nhằm trốn thuế.Việc VAMA và VIVA cho rằng các doanh nghiệp nhập khẩu không chính hãng đang gian lận thuế (nên phải hạn chế quyền nhập khẩu) bị các chuyên gia phản đối vì nếu đúng là như vậy thì đó là hành vi vi phạm pháp luật, cần sử dụng các công cụ pháp luật để xử lý chứ không phải là hạn chế quyền nhập khẩu. Các ý kiến cho rằng Thông tư 20 không nên gánh thêm nhiệm vụ chống trốn thuế mang tính võ đoán do phía có lợi ích liên quan đề xuất.Về vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng xe, theo VCCI, nên để thị trường lựa chọn và quyết định. Nhà nước chỉ cần quản lý tiêu chuẩn tối thiểu, còn tiêu chuẩn cao hơn nên để thị trường tự định đoạt. Mặt khác, ô tô là tài sản lớn nên người tiêu dùng sẽ đủ tỉnh táo để lựa chọn sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào phù hợp cho mình. “Luật không thể buộc người tiêu dùng phải vào siêu thị mua sắm vì chất lượng thực phẩm trong siêu thị cao hơn. Họ có thể mua ở tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi gần nhà...”, một lãnh đạo VCCI dẫn chứng.

Doanh nghiệp chết, người tiêu dùng không có lựa chọn khác

Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công ty Thương mại Ky Lin, một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, cho biết Thông tư 20 của Bộ Công Thương đã “giết chết” nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô. Năm 2011 cả nước có 200 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô. Sau năm năm thực hiện Thông tư 20, giờ chỉ còn lại khoảng 20 doanh nghiệp và chỉ sống bằng buôn bán ô tô cũ. Trước đây những doanh nghiệp này cũng có quy mô lớn, nhưng nay thì chỉ còn quy mô nhỏ và siêu nhỏ.Theo các doanh nghiệp, Bộ Công Thương nói Thông tư 20 nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nhưng thực tế quy định này hạn chế quyền lựa chọn nhà nhập khẩu thứ 2, thứ 3... với cùng một mẫu xe của người tiêu dùng. Điều đó đã dẫn đến tình trạng độc quyền phân phối, giá bán. Người tiêu dùng không có cơ hội mua xe giá cạnh tranh của các cửa hàng trưng bày như trước mà phải mua theo giá của một hệ thống phân phối. Điều này góp phần giải thích hiện tượng lượng xe nhập khẩu ngày càng lớn, thuế nhập khẩu có xu hướng giảm, nhưng giá xe không hề giảm.
 

Lê Hoàng/TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…