Toshiba sẽ hủy niêm yết sau thương vụ 14 tỷ USD

Thoả thuận mua lại Toshiba trị giá 14 tỷ USD của Japan Industrial Partners (JIP) đã kết thúc thành công, đủ điều kiện để đưa nhà sản xuất điện tử thành tập đoàn tư nhân…

Tập đoàn Toshiba
Tập đoàn Toshiba

Theo thông báo mới nhất được công bố vào 21/9, Japan Industrial Partners (JIP) hiện nắm giữ 78,65% cổ phần Toshiba sau khi thoả thuận trị giá 14 tỷ USD với các cổ đông hoàn tất.

Thương vụ sẽ đặt nhà sản xuất điện tử 148 tuổi của Nhật Bản vào tay một doanh nghiệp địa phương sau nhiều năm đồng hành với các nhà đầu tư chủ động (Activist shareholders) nước ngoài. Toshiba sẽ hủy niêm yết khỏi Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) sớm nhất là vào tháng 12 năm nay.

Nhà phân tích Travis Lundy của Quiddity Advisors nhận xét: “Các nhà đầu tư chủ động và Toshiba đã gắn bó với nhau trong một thời gian dài. Việc tiếp quản này cho phép cả hai bên thoát khỏi những vấn đề với nhau”.

Toshiba vào tháng 3 đã chấp nhận lời đề nghị mua lại, vốn định giá tập đoàn này ở mức 2 nghìn tỷ yên (13,5 tỷ USD). Mặc dù một số cổ đông không hài lòng với mức giá này, Toshiba lập luận rằng không có khả năng đưa ra mức giá cao hơn hoặc giá cạnh tranh hơn. Kể từ năm 2015, Toshiba đã liên tục vướng phải bê bối kế toán, thua lỗ nặng nề và suýt bị hủy niêm yết. Tập đoàn cũng bị nhấn chìm trong một loạt scandal về quản trị doanh nghiệp.

Giám đốc điều hành Toshiba Taro Shimada cho biết trong tuyên bố hôm 21/9: “Chúng tôi rất biết ơn nhiều cổ đông vì đã thông cảm cho quan điểm của tập đoàn. Toshiba giờ đây sẽ thực hiện bước tiến quan trọng hướng tới tương lai mới với một cổ đông mới”.

Từ lâu, Toshiba đã giải thích rằng mối quan hệ phức tạp với nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm cả những cổ đông có quan điểm khác biệt, đã cản trở hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Và việc có một cơ sở cổ đông ổn định sẽ giúp Toshiba theo đuổi chiến lược dài hạn tập trung vào các dịch vụ kỹ thuật số có tỷ suất lợi nhuận cao.

JIP có kế hoạch giữ lại CEO Taro Shimada.

“Tôi kỳ vọng rằng việc quản lý và liên kết quyền sở hữu mới sẽ cải thiện tinh thần tập đoàn. Tuy nhiên, để thành công, ban quản trị cần có khả năng “kể” được một câu chuyện hay hơn cho các nhà đầu tư sau này”, nhà phân tích Travis Lundy lưu ý.

Mặc dù không quá nổi tiếng ở nước ngoài, nhưng JIP đã tham gia vào khá nhiều thương vụ mua lại từ các tập đoàn Nhật Bản, bao gồm hoạt động kinh doanh máy ảnh của Olympus và hoạt động kinh doanh máy tính xách tay của Sony.

JIP là một liên doanh bao gồm 20 công ty Nhật Bản, dẫn đầu là nhà sản xuất chip Rohm, công ty dịch vụ tài chính Orix và Chubu Electric Power.

Đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất tại Nhật Bản kể từ đầu năm đến nay. Theo dữ liệu của LSEG, Nhật Bản là thị trường lớn duy nhất ở châu Á chứng kiến tăng trưởng trong hoạt động mua bán và sáp nhập trong 3 quý đầu của 2023.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…