Trung Quốc điều tra Alibaba vì nghi ngờ hành vi độc quyền

Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra đối với Alibaba vì nghi ngờ công ty có hành vi độc quyền.
Trung Quốc điều tra Alibaba vì nghi ngờ hành vi độc quyền

Các động thái này diễn ra sau khi chính phủ Trung Quốc đình chỉ đợt phát hành IPO trị giá 37 tỷ USD theo kế hoạch của Ant Group (công ty thuộc tập đoàn Alibaba) - vốn đã được coi là đợt IPO lớn nhất thế giới - chỉ hai ngày trước khi cổ phiếu bắt đầu giao dịch ở Thượng Hải và Hồng Kông. 

Cổ phiếu của Alibaba đã giảm 6% trong thời gian đầu giao dịch. 

Các nhà quản lý Trung Quốc trước đó đã cảnh báo “gã khổng lồ” thương mại điện tử về hoạt động được gọi là “chọn một trong hai”. Theo đó các doanh nghiệp sẽ phải ký một thỏa thuận để ngăn họ cung cấp sản phẩm của mình trên các nền tảng đối thủ.

Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) cho biết trong một tuyên bố trực tuyến đã tiến hành một cuộc thăm dò về hoạt động “chọn một trong hai” của Alibaba.

Các nhà quản lý tài chính Trung Quốc cũng sẽ họp với Ant Group trong những ngày tới, theo một tuyên bố riêng biệt của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào hôm nay. Cuộc họp được cho là nhằm “hướng dẫn Ant Group thực hiện giám sát tài chính, cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”.

Ant Group cho biết họ đã nhận được thông báo từ các cơ quan quản lý và sẽ “tuân thủ tất cả các yêu cầu quy định”.

Alibaba đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các cơ quan chính phủ. "Cạnh tranh công bằng là cốt lõi của nền kinh tế thị trường, trong khi độc quyền bóp méo việc phân bổ nguồn lực, làm tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng trên thị trường, đồng thời giết chết tiến bộ công nghệ,” tờ People’s Daily nhận xét. “Ngành internet của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của chính phủ cho sự đổi mới, họ cần phải tuân thủ các quy tắc và luật pháp. Nếu độc quyền được dung thứ và các công ty được phép mở rộng một cách vô trật tự và man rợ, thì ngành công nghiệp này sẽ không thể phát triển một cách lành mạnh và bền vững”, bài xã luận cho biết.

Các nhà quản lý ngày càng trở nên “khó chịu” với một số bộ phận trong đế chế rộng lớn của Ant Group, chủ yếu là mảng kinh doanh tín dụng sinh lợi nhất của công ty, đóng góp gần 40% doanh thu của Ant Group trong nửa đầu năm nay. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…