Trung Quốc đối mặt với nguy cơ lũ lụt, giá gạo có thể tiếp tục phá đỉnh

Thị trường gạo toàn cầu có thể chịu thêm áp lực khi nhà sản xuất gạo hàng đầu thế giới Trung Quốc phải đối mặt với rủi ro mưa lớn và lũ lụt…

Những người nông dân làm việc trên cánh đồng lúa ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc
Những người nông dân làm việc trên cánh đồng lúa ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

Trung Quốc - quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới - hiện đang phải đối mặt với cảnh báo lũ lụt ở mức cao tại ba tỉnh thành chiếm 23% sản lượng gạo của cả nước: Nội Mông, Cát Lâm và Hắc Long Giang, theo báo cáo của Fitch Ratings.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị mưa lớn và lũ lụt tàn phá trong những tuần gần đây. Vào cuối tháng trước, Trung Quốc đã chịu thiệt hại lớn từ Doksuri, một trong những cơn bão tồi tệ nhất tấn công miền bắc Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, với thủ đô Bắc Kinh hứng chịu lượng mưa kỷ lục trong 140 năm qua.

Fitch Ratings chỉ ra rằng, nhiều khu vực sản xuất ngũ cốc quan trọng ở ba tỉnh nêu trên đã bị tác động không nhỏ bởi mưa lớn và tàn dư của cơn bão Doksuri, và họ sẽ phải chứng kiến một trận đại hồng thủy khác khi cơn bão Khanun di chuyển về phía bắc.

“Mưa lớn ở khu vực sản xuất ngũ cốc phía đông bắc Trung Quốc sẽ làm giảm sản lượng và có khả năng gây áp lực tăng giá”, các nhà kinh tế của Fitch Ratings cảnh báo.

Giá gạo toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm, với hợp đồng tương lai gạo thô giao dịch ở mức 15,98 USD/tạ, theo chỉ số giá gạo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

Những người theo dõi thị trường nhận định, bên cạnh tình hình thời tiết xấu tại Trung Quốc, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati và Thái Lan kêu gọi nông dân trồng ít lúa hơn để tiết kiệm nước do lượng mưa thấp, cũng sẽ khiến giá gạo toàn cầu tăng vọt.

Ấn Độ, nơi chiếm hơn 40% thương mại gạo toàn cầu, đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào ngày 20/7 khi chính phủ nước này tìm cách giải quyết vấn đề giá lương thực trong nước.

Ngoài gạo, báo cáo của Fitch cũng ghi nhận ngô và đậu tương, những cây trồng chính được trồng ở Nội Mông, Cát Lâm và Hắc Long Giang, sẽ đều bị ảnh hưởng bởi rủi ro lũ lụt. Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu nhiều hơn cả hai loại ngũ cốc trong năm nay so với năm ngoái.

“Suy giảm trong sản xuất có khả năng thúc đẩy nhập khẩu nhiều hơn trong nửa cuối năm 2023 để bù đắp một phần tổn thất, từ đó đẩy giá ngũ cốc nội địa của Trung Quốc vượt dự tính”, công ty xếp hạng tín dụng cho biết và đồng thời cảnh báo rằng động thái tương tự cũng sẽ được thực hiện đối với gạo và chắc chắn sẽ đẩy giá toàn cầu lên mức cao mới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...