Sản xuất tháng 12 của Trung Quốc giảm mạnh khi số ca nhiễm Covid-19 tăng cao

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng thứ ba liên tiếp khi đại dịch Covid-19 tái bùng phát trên khắp đất nước.
sản xuất

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết Chỉ số quản lý thu mua (PMI) đã giảm từ 48,0 trong tháng 11 xuống 47,0 trong tháng 12. Các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò của Reuters đã dự đoán PMI sẽ ở mức 48,0. Mốc 50 điểm là sự phân biệt giữa thu hẹp và tăng trưởng hàng tháng.

Đây là mức giảm lớn nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch vào tháng 2/2020.

Các nhà phân tích cho biết tình hình lây nhiễm gia tăng có thể gây ra thiếu lao động tạm thời và gia tăng sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Reuters trước đó đã đưa tin về việc Tesla cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải vào tháng 1, nối tiếp quyết định được thực hiện cho tháng cuối năm 2022. 

Nhu cầu bên ngoài suy yếu do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lãi suất tăng, lạm phát và cuộc chiến Nga - Ukraine có thể làm chậm hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, gây tổn hại cho lĩnh vực sản xuất khổng lồ của nước này và cản trở sự phục hồi kinh tế.

Cameron Johnson, một đối tác của công ty tư vấn Tidalwave, cho biết: "Rất nhiều nhà máy mà tôi đã nói chuyện chỉ đang ở mức công suất 50%, một số còn dưới 20% - thấp hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc đang mở cửa, sản xuất vẫn sẽ chậm lại vì phần còn lại của nền kinh tế thế giới đang còn e dè. Các nhà máy sẽ có công nhân, nhưng họ sẽ không có đơn đặt hàng."

Hy vọng phục hồi 

Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại công ty môi giới Guotai Junan International, nhận xét: “Mặc dù chỉ số PMI thấp hơn dự kiến, nhưng khó có thể đưa ra các dự đoán chính xác cho năm tới. Nói chung, tôi tin rằng điều tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc đã qua và sự phục hồi mạnh mẽ đang ở phía trước."

Cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm của Trung Quốc trong tuần này đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực ăn uống và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, đồng thời nhấn mạnh việc phục hồi tiêu dùng sẽ là ưu tiên hàng đầu.

Dữ liệu PMI phi sản xuất, xem xét hoạt động của ngành dịch vụ, đã giảm xuống 41,6 từ 46,7 trong tháng 11, cũng đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.

PMI tổng hợp chính thức, kết hợp sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 42,6 từ mức 47,1.

Mark Williams, Nhà kinh tế trưởng châu Á tại Capital Economics, cho biết: “Những tuần trước Tết Nguyên đán sẽ vẫn là thách thức đối với lĩnh vực dịch vụ vì mọi người sẽ không muốn ra ngoài vì sợ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, triển vọng sẽ sáng sủa hơn vào khoảng thời gian sau kỳ nghỉ Tết - khi các diễn biến dịch bệnh chậm lại và một phần lớn người dân khỏi bệnh cảm thấy ‘yên tâm’ hơn vì đã có miễn dịch.” 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…