Trung Quốc mua lại tài sản của tập đoàn Chevron ở Nam Phi

Tập đoàn hóa dầu và hóa chất Trung Quốc (Sinopec) đã mua các cơ sở của tập đoàn Chevron (Mỹ) tại Nam Phi như một phần của kế hoạch của doanh nghiệp này mở rộng thị trường quốc tế.
Trung Quốc mua lại tài sản của tập đoàn Chevron ở Nam Phi

Tập đoàn hóa dầu và hóa chất Trung Quốc (Sinopec) đã đồng ý mua các cơ sở của tập đoàn Chevron (Mỹ) tại Nam Phi như một phần của kế hoạch của doanh nghiệp này mở rộng thị trường quốc tế.

"Trong thông báo được đưa ra ngày 22/3, Sinopec sẽ mua 75% cổ phần doanh nghiệp của Chevron tại Nam Phi, trong đó gồm có nhà máy lọc dầu công suất 100.000 thùng/ngày ở thành phố Cape Town và một nhà máy sản xuất dầu nhớt ở thành phố Durban. Các nhà đầu tư bản địa sẽ tiếp tục nắm giữ 25% cổ phần còn lại.

Thương vụ này cũng sẽ đem đến cho Sinopec tiếp cận mạng lưới hơn 800 trạm dịch vụ ở Nam Phi và Botswana cùng với hệ thống phân phối và các kho chứa dầu.

Với động thái này, Sinopec muốn hướng tới trở thành một phần không thể thiếu đối với nền kinh tế Nam Phi và Botswana. 

Việc rao bán các tài sản của Chevron tại Nam Phi nằm trong chương trình thanh lý ba năm đã được họ công bố vào năm 2014.

"Người khổng lồ" về sản xuất dầu mỏ của Mỹ đã cố gắng bất thành trong việc ngăn chặn các kế hoạch xây dựng cơ sở lưu trữ mới ở Nam Phi, khi chính phủ nước này đưa ra các tiêu chuẩn nhiên liệu sạch nghiêm ngặt hơn.

Chevron ước tính rang họ sẽ phải chi tới 1 tỷ USD cho việc nâng cấp nhà máy lọc dầu ở Capte Town (được xây dựng từ năm 1966) để đáp ứng các quy định mới và điều đó sẽ làm suy giảm lợi nhuận của nhà máy.

Theo Chevron, Sinopec của Trung Quốc được chọn “vì những điều khoản và điều kiện tốt hơn mà doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đưa ra” cùng với các nhân tố khác, trong đó có chiến lược dài hạn của Sinopec tại châu Phi.

Sinopec sẽ giữ thương hiệu Caltex của Chevron đối với các trạm bán lẻ xăng dầu trong vòng 6 năm tới trước khi đưa ra chiến lược đổi thương hiệu. Sinopec cũng thông báo dự định “duy trì toàn bộ lực lượng lao động bản địa và đảm bảo rằng các hoạt động và dịch vụ cho khách hàng không bị gián đoạn trong quá trình chuyển đổi quyền sở hữu”.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?