UBS "cầu viện" chính phủ Thuỵ Sĩ 6 tỷ USD để tiếp quản Credit Suisse

UBS AG đang tìm kiếm khoản hỗ trợ trị giá 6 tỷ USD từ chính phủ Thuỵ Sĩ để tiếp quản ngân hàng Credit Suisse trong “cuộc đua” giành lại niềm tin của thị trường…
Credit Suisse

Theo thông tin được báo cáo bởi Financial Times, UBS - ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ - đang thương lượng để mua lại toàn bộ hoặc một phần ngân hàng Credit Suisse với sự chấp thuận của cơ quan quản lý thị trường tài chính Thụy Sĩ. 

Credit Suisse hiện là cái tên lớn nhất bị mắc kẹt trong tình trạng hỗn loạn do sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại Mỹ Silicon Valley Bank và Signature Bank trong tuần qua. Hệ quả của sự cố này là tình trạng biến động trong cổ phiếu ngân hàng khiến các nhà chức trách phải gấp rút đưa ra các biện pháp cứu trợ để ổn định thị trường.

Hai nguồn tin giấu tên tiết lộ với Reuters rằng UBS đang tìm kiếm một khoản hỗ trợ trị giá 6 tỷ USD từ chính phủ Thuỵ Sĩ để giúp trang trải chi phí tiếp quản và các khoản phí pháp lý khác. 

Tuy nhiên, một trong những nguồn tin cảnh báo rằng các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin vào Credit Suisse đang gặp trở ngại đáng kể và 10.000 việc làm có thể phải cắt giảm nếu USB và Credit Suisse "về chung một nhà".

Các nhà quản lý Thụy Sĩ đang phải chạy đua để đưa ra một giải pháp cho Credit Suisse trước khi thị trường mở cửa trở lại vào 20/3, nhưng tính phức tạp của việc kết hợp hai “gã khổng lồ” tài chính có thể sẽ kéo dài các cuộc thảo luận đến ngày 19/3. 

Credit Suisse, UBS và chính phủ Thụy Sĩ từ chối đưa ra bình luận.

Các cuộc đàm phán diễn ra sau một tuần tàn khốc đối với các cổ phiếu ngân hàng và những nỗ lực ở cả châu Âu và Mỹ để ổn định lĩnh vực này. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chuyển sang hỗ trợ tiền gửi cho người dân trong khi ngân hàng trung ương Thụy Sĩ cho Credit Suisse vay hàng tỷ USD để điều chỉnh bảng cân đối kế toán đang lung lay của mình.

Về phía UBS, ngân hàng đã chịu áp lực từ chính quyền Thụy Sĩ trong việc thực hiện tiếp quản đối thủ Credit Suisse để kiểm soát cuộc khủng hoảng. Kế hoạch này có thể khiến hoạt động kinh doanh tại Thụy Sĩ của Credit Suisse bị tách ra.

Cũng theo Financial Times, Thụy Sĩ đang chuẩn bị sử dụng các biện pháp khẩn cấp để đẩy nhanh tiến độ thương vụ. Trong đó, các nhà chức trách Mỹ có liên quan đang làm việc với các đối tác Thụy Sĩ để giúp môi giới một thỏa thuận, Bloomberg News trích dẫn một số nguồn tin giấu tên.

Trong tuần qua, cổ phiếu của Credit Suisse đã mất một phần tư giá trị. Ngân hàng đã buộc phải khai thác 54 tỷ USD tài trợ của ngân hàng trung ương khi cố gắng phục hồi sau một loạt bê bối làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư và khách hàng.

Là một trong những tổ chức quản lý tài sản lớn nhất thế giới và nằm trong số 30 ngân hàng quan trọng nhất trên thế giới; thất bại của Credit Suisse chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu. 

Nhà phân tích Lotfi Karoui của Goldman Sachs nhận xét, sự thiếu rõ ràng về tương lai của Credit Suisse sẽ gây áp lực lên toàn ngành ngân hàng châu Âu.

Một quan chức cấp cao tại ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết rằng lãi suất cao ở các nền kinh tế phát triển có thể tiếp tục gây ra vấn đề cho hệ thống tài chính.

Cụ thể về vấn đề này, nhiều nhà quan sát đã chỉ ra rằng sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley là minh chứng cho thấy hậu quả của chiến dịch tăng lãi suất không ngừng nghỉ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác. 

Các cổ phiếu ngân hàng trên toàn cầu đã bị vùi dập kể từ khi SVB đóng cửa, với chỉ số S&P Banks  giảm 22%, mức giảm lớn nhất trong hai tuần kể từ khi đại dịch làm rung chuyển thị trường vào tháng 3/2020.

Các ngân hàng lớn của Mỹ đã triển khai một khoản cứu trợ trị giá 30 tỷ USD cho Ngân hàng First Republic đồng thời cùng nhau tìm kiếm khoản thanh khoản khẩn cấp kỷ lục trị giá 153 tỷ USD từ Cục Dự trữ Liên bang trong những ngày gần đây.

Một liên minh các ngân hàng hạng trung của Mỹ, Liên minh Ngân hàng cỡ trung Hoa Kỳ (MBCA), đã yêu cầu các cơ quan quản lý mở rộng bảo hiểm FDIC cho tất cả các khoản tiền gửi trong hai năm tới, Bloomberg News đưa tin, trích dẫn một lá thư của MBCA gửi cho chính quyền. 

Trong khi đó ở thủ đô Washington, một điểm trọng tâm khác được đang được chính phủ xem xét là quy trình giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo rằng các ngân hàng và giám đốc điều hành của họ phải chịu trách nhiệm khi có sai sót và sự cố. TT Joe Biden kêu gọi Quốc hội trao cho các cơ quan quản lý nhiều quyền lực hơn đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, trong đó bao gồm quyền áp dụng các mức phạt cao hơn, thu hồi vốn và truy cứu trách nhiệm của các giám đốc ngân hàng gặp thất bại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…