UBS mua lại Credit Suisse với giá 3,25 tỷ USD

Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse trong một thỏa thuận giải cứu khẩn cấp…

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cho biết UBS đã công bố việc tiếp quản Credit Suisse. Giao dịch này được cho là sẽ đảm bảo sự ổn định tài chính và bảo vệ nền kinh tế Thụy Sĩ.

Cụ thể, UBS trả 3 tỷ franc Thụy Sĩ (tức khoảng 3,25 tỷ USD) để tiếp nhận Credit Suisse. Mức giá này thấp hơn khoảng 60% so với giá trị ngân hàng này khi thị trường đóng cửa vào thứ Sáu.

Các cổ đông của Credit Suisse sẽ bị xóa sổ phần lớn vốn điều lệ. Họ sẽ chỉ nhận được số tiền tương đương 0,76 franc Thụy Sĩ cho mỗi cổ phiếu UBS, vốn trị giá 1,86 franc Thụy Sĩ vào kết thúc phiên giao dịch cuối tuần.

Trước đó, Credit Suisse đã đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư và khách hàng trong nhiều năm. Năm 2022, ngân hàng ghi nhận khoản lỗ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với khoản lỗ ròng 7,3 tỷ franc Thụy Sĩ (tức 8 tỷ USD).

Nhưng niềm tin đã sụp đổ hoàn toàn vào tuần trước khi họ thừa nhận phát hiện điểm nghi vấn trong sổ sách kế toán. Tồi tệ hơn, sự kiện này xảy ra cùng lúc với sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley và Signature, làm lan rộng nỗi sợ hãi về tính ổn định của các tổ chức tài chính. Các ngân hàng đã chịu gánh nặng lớn hơn vào thời điểm lãi suất tăng cao, làm giảm giá trị của một số tài sản tài chính và khiến ngân hàng giữ một khoản lỗ chứng khoán chưa thực hiện khổng lồ.

Cổ phiếu của Credit Suisse giảm 25% trong tuần. Tiền liên tiếp bị rút ra từ các quỹ đầu tư mà ngân hàng này quản lý. Theo Financial Times, có thời điểm các chủ tài khoản của ngân hàng này đã rút lượng tiền gửi hơn 10 tỷ USD mỗi ngày.

Khoản vay khẩn cấp gần 54 tỷ USD từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ dường như không đủ để trấn an thị trường. Nhưng theo các quan chức Thụy Sĩ, nó đã xây dựng cầu nối giúp thỏa thuận hợp nhất UBS với Credit Suisse đi đến kết quả.

UBS mua lại Credit Suisse với giá 3,25 tỷ USD

Chủ tịch UBS, ông Colm Kelleher nói trong buổi phỏng vấn: “Việc mua lại này rất hấp dẫn đối với các cổ đông của UBS. Nhưng chúng ta cần nhận định rõ rằng, như lo ngại của Credit Suisse, đây là một giải cứu khẩn cấp… Điều này là hoàn toàn cần thiết đối với cấu trúc tài chính của Thụy Sĩ và đối với nền tài chính toàn cầu".

Đây được cho là “giải pháp A” cho khủng hoảng ngân hàng hiện tại của Thụy Sĩ. Với mong muốn ngăn chặn cuộc khủng hoảng lan rộng qua hệ thống tài chính toàn cầu vào thứ Hai, các nhà chức trách Thụy Sĩ đã bắt đầu tìm kiếm một giải pháp cho khu vực tư nhân, với sự hỗ trợ hạn chế của nhà nước. Cùng với đó, họ cũng được cho là đang xem xét “giải pháp B”, quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng.

Chủ tịch Credit Suisse Axel Lehmann cho biết: “Với những tình huống bất thường và chưa từng có gần đây, công việc hợp nhất được công bố là kết quả tốt nhất hiện có. Đây là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với Credit Suisse. Chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng còn sót lại và thực hiện chiến lược mới của mình. Tuy vậy, chúng tôi buộc phải đạt được một giải pháp ngay hôm nay để mang lại kết quả lâu dài".

Việc mua lại khẩn cấp đã được đồng ý sau nhiều ngày đàm phán liên quan đến các cơ quan quản lý tài chính ở Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, sự sáp nhập này dẫn đến Tập đoàn UBS sẽ trở thành ngân hàng toàn cầu duy nhất của Thụy Sĩ.

Hai ngân hàng từng là trụ cột của tài chính toàn cầu trong nhiều thập kỷ. UBS và Credit Suisse được xếp hạng trong số 30 ngân hàng quan trọng nhất trong hệ thống tài chính toàn cầu và cùng có tài sản gần 1,7 tỷ USD, tổng tài sản lên tới 140% tổng sản phẩm quốc nội của Thụy Sĩ. Đây là một vụ đánh cược rủi ro khiến nền kinh tế Thụy Sĩ phụ thuộc nhiều hơn vào một bên cho vay duy nhất.

Cùng với đó, mọi chuyện sẽ không hoàn toàn suôn sẻ đối với UBS.

Các nhà phân tích tại Jefferies nhận định rằng ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro để hoàn thành thỏa thuận, các khoản phí kiện tụng tiềm ẩn, cùng với việc các nhà quản lý có thể yêu cầu ngân hàng nắm giữ nhiều vốn hơn trong tương lai. Đồng thời, ban lãnh đạo sẽ bị phân tâm bởi thỏa thuận này trong nhiều tháng, có thể là nhiều năm, họ cho biết thêm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Theo báo cáo mới được công bố của 1st Move International, Lithuania, Hungary và Estonia là những địa điểm tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu. Trong khi đó, các quốc gia Tây Âu như Bỉ và Pháp lại được xếp vào danh sách ít hấp dẫn nhất…

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Dữ liệu lạm phát tuần này cho thấy Fed đang tiến gần đến mục tiêu lạm phát 2% ngay sau khi cắt giảm lãi suất mạnh mẽ 0,5 điểm phần trăm vào tháng trước. Goldman Sachs dự báo, chỉ số PCE của Mỹ trong tháng 9 sẽ đạt mức 2,04% và có thể được làm tròn xuống 2%…

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua việc tăng thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vấp phải phản đối từ Đức và Hungary, nhưng mức thuế bổ sung này dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10/2024 nếu EU và Bắc Kinh không đạt được các thỏa thuận chung...

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

“Soán ngôi” Jeff Bezos, Mark Zuckerberg leo lên giàu thứ hai thế giới

Mark Zuckerberg đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới, với giá trị tài sản ròng đạt 206,2 tỷ USD. Thành công này phản ánh đà tăng trưởng mạnh mẽ của Meta nhờ lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ