Úc - Nhật Bản phát triển vũ khí siêu âm chống "kẻ thù tiềm năng"

Úc - Nhật Bản đồng phác thảo lộ trình nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu âm của mình, khẳng định nỗ lực của hai quốc gia phát triển tiềm lực vũ khí này nhằm đối phó với những loại vũ khí tương tự từ kẻ thù tiềm năng.

Trong một tài liệu bằng tiếng Nhật được công bố trên website của Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần, Chính phủ Nhật bản cho biết sẽ phát triển hai hệ thống vũ khí siêu âm độc lập. Bao gồm tên lửa hành trình Hypersonic (HCM) và đầu đạn tên lửa siêu âm Hyper Velocity Gliding Projectile (HVGP).

Sơ đồ kế hoạch phát triển vũ khí siêu âm của Nhật Bản

Tên lửa hành trình siêu âm sẽ được trang bị động cơ scramjet, được sử dụng như một tên lửa hành trình thông thường, nhưng bay với tốc độ siêu âm trên khoảng cách lớn.

Đầu đạn tốc độ siêu âm (HVGP) sẽ được tên lửa vận tải động cơ nhiên liệu rắn đưa lên độ cao phóng trước khi tách ra. Sau đó HVGP sẽ lướt tới mục tiêu, sử dụng độ cao để duy trì vận tốc siêu âm cho đến khi va chạm.

Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cung cấp thêm chi tiết về tải trọng đầu đạn, sử dụng những đầu đạn khác nhau theo kế hoạch chiến đấu, tấn công các mục tiêu trên biển và trên bộ.

Loại đạn đầu tiên của vũ khí siêu âm sẽ là một đầu đạn xuyên giáp, được thiết kế đặc biệt có thể xuyên thủng boong tàu sân bay (đối phó với các tàu sân bay Trung Quốc). Loại đạn thứ hai nhằm tấn công các mục tiêu mặt đất. Đây sẽ là đạn có sức hủy diệt cao, nổ phá mạnh, hoặc EFP (đạn xuyên phá) để hủy diệt các mục tiêu cấp khu vực.

Hiệu ứng hủy diệt khu vực đạt được bằng cách sử dụng nhiều đầu đạn thứ cấp EFP, thường được gọi là đầu đạn chùm. Một đầu đạn EFP có tấm lót kim loại cấu trúc bán cầu lõm hoặc hình nón lõm, phía sau là khối thuốc nổ uy lực lớn, đóng gói trong container vỏ thép hoặc nhôm.

Nhưng quả đạn thứ cấp này khi được kích nổ, lượng nổ mạnh sẽ ép lớp lót kim loại thành hạt nhọn và đẩy về phía trước, tạo thành hiệu ứng hạt nhân xuyên phá, có thể bay với tốc độ 6 dặm (10 km) / giây.

Sơ đồ phát triển vũ khí của Nhật Bản cho thấy, quốc gia này đang từng bước nghiên cứu tiếp cận thiết kế hình dạng đầu đạn và phát triển công nghệ động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Kế hoạch trước mắt là đưa ra hai nguyên mẫu vũ khí siêu âm đầu tiên trong khoảng thời gian từ 2024 đến 2028. Dự kiến các vũ khí siêu âm này sẽ được đưa vào biên chế cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đầu những năm 2030

Nhật Bản dự kiến, hai loại vũ khí siêu âm được dẫn đường thông qua hệ thống định vị vệ tinh và hệ thống dự phòng là dẫn đường quán tính. Các nhà khoa học Nhật nghiên cứu phương án thiết lập một mạng lưới bảy vệ tinh, cho phép định vị liên tục bởi các lực lượng phòng vệ Nhật và cung cấp dữ liệu dẫn đường ổn định, không phụ thuộc vào các vệ tinh nước ngoài.

Điều khiển và dẫn đường cho tên lửa hành trình và đầu đạn siêu âm thông qua hình ảnh tần số vô tuyến, chuyển đổi từ dữ liệu dịch chuyển doppler. Cơ quan nghiên cứu công nghệ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, bằng phương pháp này có thể xác định các mục tiêu tàng hình của hải quân đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, hoặc một hệ thống trinh sát quang hồng ngoại có khả năng phân biệt các mục tiêu cụ thể hoặc là kết hợp cả 2 phương án.

Trong nhiều năm qua, Nhật Bản tiến hành nghiên cứu và phát triển (R & D) nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến vũ khí siêu âm. Phần lớn những nghiên cứu này được cho là dành cho các ững dụng công nghệ khác nhau như hệ thống dẫn đường vệ tinh và tên lửa vận tải nhiên liệu rắn.

Mặc dù là quốc gia có nền công nghiệp điện tử - vật liệu tiên tiến, Nhật Bản vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phát triển. Cụ thể như hệ thống dẫn đường cho các vật thể tốc độ siêu âm, hệ thống chắn nhiệt cho đầu đạn và các bộ phận trong tên lửa, hệ thống động cơ đẩy siêu âm....

Đây là những phát triển công nghệ cần thiết để Nhật Bản có thể hoàn thiện vũ khí siêu âm và đưa vào khai thác sử dụng trong tương lai để chống lại các vũ khí siêu âm của kẻ thù tiềm năng.

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...