Vì đâu Đức trở thành nước phát triển có tăng trưởng âm duy nhất trên thế giới?

Sau 25 năm, hiện nước Đức một lần nữa bị ví như "Người bệnh của châu Âu" khi nền kinh tế ngày càng trì trệ...

kinh tế đức.png

Khoảng gần 25 năm trước đây, nền kinh tế Đức từng được tạp chí Economist gọi là "người bệnh của khu vực đồng tiền chung Euro" (Sick Man of Euro). Những thách thức nghiêm trọng như sự suy giảm trong xuất khẩu và tình trạng thị trường việc làm sa sút, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng đến mức hai chữ số, đã gây ra sự không ổn định đáng kể cho nền kinh tế Đức.

Để đối phó với hoàn cảnh khó khăn, chính phủ Đức đã tiến hành hàng loạt cuộc cải cách vào đầu thập kỷ 2000, đẩy nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và bước vào một thời kỳ phát triển tươi sáng - thời kỳ vàng son (Golden Age).

NGƯỜI BỆNH CỦA CHÂU ÂU

Tuy nhiên, giống như việc thế giới một lần nữa đối mặt với sự thay đổi, nền kinh tế Đức lại chứng kiến sự suy yếu đáng lo ngại. Một lần nữa, nước này bị nhận xét như là "người bệnh của Châu Âu". (Thuật ngữ "Người bệnh của Châu Âu" (Sick Man of Euro) xuất phát từ thế kỷ 19, thường được dùng để chỉ tình trạng kinh tế khó khăn, nghèo nàn của một quốc gia thành viên Châu Âu).

Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đều đã đánh giá rằng Đức đang trải qua một tình hình kinh tế tồi tệ nhất trong năm hiện tại. Một loạt vấn đề gồm việc chậm tiến hành cải cách cơ cấu, sự gia tăng dân số già hóa, tình trạng suy giảm cơ sở hạ tầng, lãi suất tăng cao, sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga cũng như sự phụ thuộc trong thương mại với Trung Quốc đã tác động đáng kể đến tăng trưởng của Đức.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2017, tăng trưởng kinh tế của Đức đã xếp ngang hàng với Mỹ trong nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hiện tại, nước này đang trải qua giai đoạn giảm tốc và thậm chí sụt giảm kéo dài qua quý thứ ba liên tiếp, trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có khả năng tăng trưởng âm trong năm 2023.

Dự đoán của IMF cho thấy Đức sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với Anh, Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha trong vòng năm năm tới.

duc2.png
Đức trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có khả năng tăng trưởng âm trong năm 2023.

Mặc dù hiện tại nền kinh tế Đức vẫn không thể xem là tồi tệ như vào năm 1999 khi bị gọi là "gã bệnh của Châu Âu", thế nhưng nước này đang bắt đầu mất dần sự tăng trưởng mạnh mẽ. Các cuộc khảo sát cho thấy 4/5 người dân được hỏi cho rằng Đức không còn là nơi đáng sống. Sự trễ tàu thường xuyên đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho mạng lưới giao thông Châu Âu.

Thậm chí, trong mùa hè vừa qua, Ngoại trưởng Đức, Annalena Baerlock, đã phải hủy chuyến thăm Australia do máy bay công du của bà gặp sự cố lần thứ hai.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế Đức đã hồi phục nhanh hơn so với các nước thành viên khác của khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, những ưu thế này đã dần mất đi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Dự báo từ Consensus Economics chỉ ra rằng GDP của Đức có thể giảm 0,35% trong năm nay và tốc độ tăng trưởng dự kiến trong năm 2024 cũng sẽ giảm từ 1,4% xuống chỉ còn 0,86%.

Nguyên nhân dẫn đến việc nền kinh tế quốc gia hàng đầu thế giới - Đức - đang trượt dốc trong sự tăng trưởng, vốn từng là tấm gương điển hình về sự phục hồi mạnh mẽ, có thể được thể hiện thông qua một loạt yếu tố. Những thách thức liên quan đến cải cách chậm, dân số già hóa, hạ tầng kém cỏi, sự phụ thuộc năng lượng và thương mại, đang tác động tới sự linh hoạt và hiệu suất của nền kinh tế Đức.

Được nhiều tạp chí như Economist nhận định, thành tựu của nền kinh tế Đức đã quá phụ thuộc vào những ngành công nghiệp truyền thống và không đầu tư đủ vào các lĩnh vực mới. Hiệu ứng của đại dịch COVID-19 cùng với cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy nhiều ngành công nghiệp chủ lực của Đức vào vết xe đổ, trong khi những lĩnh vực mới có khả năng tăng trưởng bị bỏ qua.

VÌ ĐÂU NÊN NỖI?

Chuyên gia kinh tế Christian Schultz của ngân hàng Citibank cho biết: "Lợi thế mà Đức đã xây dựng trong suốt 10 năm qua đang dần bị xói mòn khi chi phí lao động tăng cao hơn nhiều so với khu vực khác."

Viện ZEW cũng đồng tình, đánh giá rằng Đức có mức thuế đầu tư cao, lên đến 28,8%, so với bình quân chỉ 18,8% của Liên minh Châu Âu (EU).

Theo đánh giá của Economist, văn hóa tiết kiệm của người Đức đã dẫn đến mức chi tiêu công cực kỳ thấp. Tổng đầu tư vào công nghệ thông tin tính theo % GDP của Đức không đạt một nửa so với Mỹ hoặc Pháp.

Hệ quả của việc máy móc hành chính trở nên cổ hủ, làm tất cả mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Quy trình xin cấp phép kinh doanh tốn đến 120 ngày ở Đức, gấp đôi so với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).

dưc3.jpg
Văn hóa tiết kiệm của người Đức đã dẫn đến mức chi tiêu công cực kỳ thấp.

Văn hóa làm việc nghiêm ngặt tại Đức đã từng được ca ngợi khi kinh tế đang phát triển, nhưng nó lại trở thành một vấn đề khi mọi thứ bắt đầu sa sút, khiến mọi người phải cố gắng hơn.

Thêm vào đó, sự phụ thuộc quá mức vào các ngành sản xuất truyền thống và thương mại với Trung Quốc đã tạo ra một điểm yếu đáng ngại. Đức hiện là một trong những quốc gia phương Tây có quan hệ thương mại mạnh mẽ nhất với Trung Quốc, với tổng giá trị thương mại lên đến 314 tỷ USD.

Ban đầu, lợi nhuận lớn từ thị trường này với hơn 1,4 tỷ người dân đã thu hút các doanh nghiệp Đức. Tuy nhiên, tình hình ngày càng trở nên không thuận lợi hơn đối với nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.

Ví dụ minh họa rõ nhất là các hãng xe Đức đang mất dần thế trận tại Trung Quốc trước sự gia tăng về xe điện, mặc dù trước đây đã từng là lực đẩy chính trong thị trường này. Hơn nữa, các ngành thiết bị và máy móc của Đức cũng đang dần bị doanh nghiệp Trung Quốc học hỏi, thậm chí nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ và vượt qua.

Hậu quả của việc này là hiện nay các công ty như Herrenknecht, chuyên sản xuất máy đào hầm (TBM) tại Đức, phải đối mặt với việc mất thị phần do khả năng phát triển công nghệ của Trung Quốc đã vượt qua.

Hơn nữa, Đức cũng đang đối mặt với một mức độ phụ thuộc quá lớn vào nguồn năng lượng nước ngoài, đặc biệt là khí đốt giá rẻ từ Nga. Tình trạng phụ thuộc này chủ yếu xuất phát từ việc mạng lưới cung cấp khí đốt thuận tiện đã được xây dựng từ thời Liên Xô. Kết quả là, ngành công nghiệp ở Đức tiêu thụ năng lượng gấp đôi so với nền kinh tế lớn thứ 2 tại Châu Âu và lượng khí thải tiêu thụ của họ vượt qua cả Pháp và Italy.

Mặc dù năng lượng giá rẻ từ Nga đã giúp ngành công nghiệp ở Đức phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất trở thành chủ lực, nhưng điều này cũng tạo ra một điểm yếu khi nguồn cung cấp khí đốt bị suy giảm.

Khi xảy ra xung đột tại Ukraine, sự phụ thuộc này bắt đầu trở nên rõ ràng. Việc thiếu đầu tư vào nguồn năng lượng và việc giảm sản lượng điện nhiệt và điện hạt nhân dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường đã gây ra tình trạng thiếu điện và khí đốt, tác động đến cả ngành công nghiệp sản xuất và người tiêu dùng ở Đức. Theo báo cáo của FT, các ngành hóa chất, kính, giấy... của Đức đã trải qua sự suy giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia kinh tế Franziska Palmas của Capital Economics lên tiếng: "Tương lai của ngành công nghiệp sản xuất ở Đức đang rất mịt mù".

Thay vào đó, nền kinh tế già nua cùng với lực lượng lao động ngày càng suy giảm đang làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Khoảng 2 triệu lao động người Đức sinh sau Thế chiến II sẽ nghỉ hưu trong 5 năm tới, tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường việc làm. Điều này tạo ra sự đối đầu mâu thuẫn giữa lao động bản địa và lao động nhập cư.

Mặc dù Đức đã tiếp nhận khoảng 1,1 triệu người tị nạn, nhưng phần lớn trong số đó là trẻ em và phụ nữ, người có khả năng lao động hạn chế. Thậm chí, thủ đô Berlin còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên vì thiếu nguồn nhân lực.

Carsten Brzeski, giám đốc ngân hàng ING, tỏ ra thất vọng: "Đức cần một cuộc cải tổ toàn diện cùng với kế hoạch đầu tư quy mô lớn, tuy nhiên, chúng ta cần thời gian để thấy những thay đổi này".

Xem thêm

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc Bệnh Viện Hữu nghị Việt Đức cho đồng chí Dương Đức Hùng

Bệnh viện Việt Đức có tân Giám đốc

Ông Dương Đức Hùng giữ vị trí Giám đốc của Bệnh Viện Hữu nghị Việt Đức thay cho GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm phụ trách, điều hành bệnh viện...

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…