Vì sao nhà đầu tư Mỹ dè dặt vào Việt Nam?

Đã từng có ý kiến không cho nhà đầu tư nước ngoài sản xuất bia vì bia… rất có lãi.
Vì sao nhà đầu tư Mỹ dè dặt vào Việt Nam?

“Chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã có những thay đổi tích cực. Tuy vậy, vẫn còn những rào cản từ sự thay đổi liên tục”. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận xét như trên tại hội thảo “Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” vừa diễn ra ở Hà Nội.

Không cho nước ngoài làm vì… có lãi

30 năm làm về đầu tư nước ngoài, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài, cho hay ông đã hai lần đặt câu hỏi và đi tìm lời giải thích cho vấn đề vì sao Mỹ vẫn dè dặt đầu tư vào Việt Nam, không như với các nước ASEAN khác. Đó là năm 2004 ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu về quan hệ đầu tư với Mỹ trong bối cảnh Tập đoàn Intel bắt đầu đàm phán với đối tác Việt Nam. Khi đó nhà đầu tư Mỹ vẫn còn e ngại, ngờ vực về mối giữa quan hệ hai nước.

Đến nay đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn hạn chế. “Quan hệ Việt-Mỹ đã lên tầm cao mới nhưng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 10” - GS Mại nói.

Thừa nhận rằng trong 30 năm qua kể từ Luật Đầu tư 1987, chính sách về đầu tư nước ngoài (FDI) đã có nhiều thay đổi. Nhưng đáng tiếc nhất là năm 1996, khi Việt Nam đang tương đối thành công trong thu hút FDI thì chính sách lại bị sửa đổi. “Sau giai đoạn đó, mỗi năm Việt Nam chỉ nhận được khoảng 2,5 tỉ USD đầu tư FDI và mãi đến năm 2005 mới khắc phục được” - GS Mại nói và khẳng định tình trạng này có nguyên nhân từ những thay đổi thiếu nhất quán trong chính sách khiến nhà đầu tư nước ngoài thấy… bất an.

Không nói suông, GS Mại dẫn chứng: “Chủ trương cấm xuất khẩu gỗ xẻ khiến hơn 10 doanh nghiệp (DN) FDI phá sản. Có những ý kiến không cho nhà đầu tư nước ngoài làm bia vì làm bia có lãi. Thuốc lá điếu lúc cho làm, lúc không”.

Còn rất nhiều những lĩnh vực khác như ô tô, thép, vận tải, y tế… cũng đều gặp những tình cảnh tương tự. Luật sư Lê Nết, Trưởng tiểu ban Y tế Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), dẫn ra một trường hợp mà ông cho là tiêu biểu về những quy định bất cập. Theo đó, Nghị định 54/2017 hướng dẫn thi hành Luật Dược 2016 quy định: Các DN FDI nhập khẩu thuốc không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc… bao gồm cả việc vận chuyển, nhận bảo quản thuốc.

Điều này khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư thành lập cơ sở bảo quản thuốc trong khi đây là lĩnh vực được phép theo Luật Dược 2016 và cam kết WTO.

“Mặt khác, các DN đã được cấp phép đầu tư và thành lập cơ sở bảo quản thuốc trước khi có Nghị định 54 cũng phải ngừng cung cấp dịch vụ bảo quản thuốc, gây ra lãng phí nguồn lực” - LS Lê Nết nói.

Bất an vì thay đổi liên tục

Giám đốc điều hành AmCham Adam Stikoff cho rằng các DN Mỹ đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nỗ lực đưa Việt Nam thành một nền kinh tế năng động hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn và minh bạch hơn. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra những thay đổi gần đây trong chính sách của Việt Nam đang gây lo ngại lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Dự thảo Luật An ninh mạng thực sự rất đặc biệt, bởi vì ngoài các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, luật cũng bao gồm việc kiểm soát thông tin trên Internet dù điều này đã được quy định trong các luật khác. Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định việc nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (Google, Facebook, Amazon...) phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Quy định này không những không giúp cải thiện tình hình an ninh mạng của Việt Nam mà còn tạo ra gánh nặng không cần thiết cho các công ty nước ngoài” - ông Adam nói.

Nhiều nhà đầu tư lo ngại về việc dự thảo luật quy định nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Google, Facebook, Amazon... phải đặt máy chủ ở Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài Bộ KH&ĐT cho biết tính đến nay đã có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 316 tỉ USD.

Riêng trong 11 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt 33,09 tỉ USD, tăng 52,6% so với cùng kỳ; khu vực FDI chiếm 20% GDP và hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. Phải nhờ người khác đứng tên

Tại hội thảo về thị trường bất động sản mới đây, bà Liễu Nguyễn, đại sứ Hiệp hội Bất động sản Mỹ tại Việt Nam, cho biết Việt kiều Mỹ cũng rất quan tâm đến việc sở hữu bất động sản tại quê nhà. Tuy nhiên, các vấn đề, quy định về tài chính, thuế và luật sở hữu chưa rõ ràng đã gây nhiều khó khăn với việc này.

“Ví dụ như việc họ phải nhờ một người khác trong nước đứng tên hộ tài sản của mình để dễ dàng sở hữu một căn hộ ở quê hương” - bà Liễu Nguyễn dẫn chứng.

Không chỉ thế, Nghị định 181/2013 yêu cầu một DN chỉ có thể làm việc với một cơ quan quảng cáo được cấp phép. “Quy định này vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia theo WTO; hạn chế cơ hội cho các DN nhỏ và vừa quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các nền tảng xuyên biên giới như Google hay Facebook” - đại diện AmCham nói.

Từ thực tế trên, ông Adam Sitkoff kiến nghị các chính sách của Việt Nam phải được thiết kế thống nhất và đảm bảo thực thi công bằng. Điều này sẽ góp phần giúp Việt Nam cải thiện niềm tin của người tiêu dùng trên thị trường. Đây cũng là một vấn đề quan trọng để Việt Nam thu hút được dòng vốn đầu tư chất lượng cao, đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Ông Herbert Cochran, Giám đốc Liên minh Thuận lợi hóa thương mại Việt Nam, cũng đồng tình và cho rằng ngoài thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt thì đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng từ 10% lên 12% sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp nước giải khát và cả người tiêu dùng.

 “Một số nước áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát trong quá khứ đã bãi bỏ loại thuế này do những tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp dẫn đến tổng thu ngân sách chính phủ từ thuế giảm. Đó là trường hợp của Indonesia và Đan Mạch” - ông Herbert dẫn chứng.

Phải nhờ người khác đứng tên

Tại hội thảo về thị trường bất động sản mới đây, bà Liễu Nguyễn, đại sứ Hiệp hội Bất động sản Mỹ tại Việt Nam, cho biết Việt kiều Mỹ cũng rất quan tâm đến việc sở hữu bất động sản tại quê nhà. Tuy nhiên, các vấn đề, quy định về tài chính, thuế và luật sở hữu chưa rõ ràng đã gây nhiều khó khăn với việc này.

“Ví dụ như việc họ phải nhờ một người khác trong nước đứng tên hộ tài sản của mình để dễ dàng sở hữu một căn hộ ở quê hương” - bà Liễu Nguyễn dẫn chứng.

 Theo báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…