Việt Nam nằm trong danh sách những chủ nợ lớn nhất của Mỹ

Mỹ đã đạt mức trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD vào tháng 1, buộc Bộ Tài chính phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để cho phép chính phủ liên bang tiếp tục thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho các chủ nợ của mình…

Ngày nay, Mỹ cần trả cho các chủ nợ nước ngoài khoản nợ quốc gia 7,3 nghìn tỷ USD.

Chúng ở dạng chứng khoán Kho bạc và đây là một số tài sản có tính thanh khoản cao nhất trên toàn thế giới. Các ngân hàng trung ương sử dụng chúng để dự trữ ngoại hối và các nhà đầu tư tư nhân đổ xô đến chúng như một hầm trú ẩn an toàn nhờ rủi ro vỡ nợ thấp.

Ngoài những lý do này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua Trái phiếu kho bạc như một kho lưu trữ giá trị. Chúng thường được sử dụng làm tài sản thế chấp trong một số giao dịch thương mại quốc tế hoặc các quốc gia có thể sử dụng chúng để giúp quản lý chính sách tỷ giá hối đoái. Chắng hạn, các quốc gia có thể mua Trái phiếu kho bạc để bảo vệ tỷ giá hối đoái của đồng tiền của họ khỏi đầu cơ.

Dưới đây cho thấy những chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, sử dụng dữ liệu từ Bộ Tài chính.

 Chủ nợ lớn nhất của Mỹ

Nắm giữ 1,1 nghìn tỷ USD trong Kho bạc, Nhật Bản là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ.

Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu Kho bạc Mỹ nhất vào năm 2019 khi Trung Quốc bán hơn 250 tỷ USD, tương đương 30% lượng nắm giữ của họ trong 4 năm.

Việc Trung Quốc bán trái phiếu này là cách để nước này có thể quản lý tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ. Điều này là do nếu họ bán đô la, họ có thể mua đồng nhân dân tệ khi đồng tiền này giảm giá. Đồng thời, Trung Quốc không chỉ sử dụng đồng đô la để quản lý tiền tệ của mình mà giờ đây họ sử dụng một rổ các loại tiền tệ khác nhau.

Vương quốc Anh là quốc gia nắm giữ nhiều thứ ba, với hơn 655 tỷ USD trái phiếu Kho bạc. 13 quốc gia của châu Âu cũng là những chủ sở hữu đáng chú ý của các chứng khoán này, cao nhất trong bất kỳ khu vực nào. Tiếp đến là Châu Á-Thái Bình Dương với 11 chủ sở hữu khác nhau. Việt Nam, nắm giữ 37 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, cũng xuất hiện trong danh sách này.

Một số quốc gia nhỏ sở hữu một lượng nợ đáng kinh ngạc của Mỹ. Với dân số 70.000 người, Quần đảo Cayman sở hữu số lượng trái phiếu kho bạc cao ngất ngưởng lên tới 284 tỷ USD. Đặc biệt, có nhiều quỹ phòng hộ có trụ sở tại Quần đảo Cayman trên đầu người hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới.

Trên thực tế, bốn quốc gia nhỏ nhất trong hình minh họa ở trên, bao gồm Quần đảo Cayman, Bermuda, Bahamas và Luxembourg, có tổng dân số chỉ 1,2 triệu người, nhưng sở hữu lượng trái phiếu Kho bạc đáng kinh ngạc trị giá 741 tỷ USD.

Trong năm 2022, nhu cầu trái phiếu kho bạc của nước ngoài đã giảm 6% do lãi suất cao hơn và đồng đô la Mỹ mạnh khiến việc sở hữu những trái phiếu này ít sinh lời hơn.

Điều này là do lãi suất tăng đối với nợ của Mỹ làm cho giá trị hiện tại của các khoản thanh toán thu nhập trong tương lai của họ thấp hơn. Cùng với đó, giá trị của chúng cũng giảm. Đây cũng là một lý do quan trọng dẫn đến khủng hoảng do các khoản lỗ chưa thực hiện của các ngân hàng Mỹhiện tại.

Sự sụt giảm nhu cầu này là một sự đảo ngược mạnh mẽ so với năm 2018-2020, nhu cầu tăng vọt khi lãi suất dao động ở mức thấp lịch sử. Một xu hướng tương tự đã diễn ra trong thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 khi các khoản nợ mà Mỹ nắm giữ đã tăng gấp ba lần từ 2 đến 6 nghìn tỷ USD.

Thúc đẩy xu hướng này là việc Trung Quốc nhanh chóng mua trái phiếu Kho bạc, tăng vọt từ 100 tỷ USD năm 2002 lên mức cao nhất là 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2013. Khi xuất khẩu và sản lượng của nước này mở rộng, nước này đã bán đồng nhân dân tệ và mua đô la để giúp giảm bớt áp lực tỷ giá hối đoái đối với đồng tiền của mình.

Hiện nay, sự không chắc chắn về lãi suất toàn cầu thể ảnh hưởng đến việc định giá tiền tệ quốc gia và theo đó nhu cầu đối với Trái phiếu Kho bạc. Đây tiếp tục là một yếu tố tác động đến hướng nắm giữ nợ nước ngoài của Mỹ trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm