Với hơn 56% thị phần, Mỹ là quốc gia thống trị ngành dược phẩm toàn cầu

Infographic dưới đây được thực hiện dựa trên dữ liệu từ trang thông tin tổng hợp companiesmarketcap.com, thống kê lại 50 công ty dược phẩm có giá trị nhất thế giới…

cong-ty-duoc-pham-lon-nhat-tg-3620.jpg

Kể từ năm 2012 đến nay, doanh thu dược phẩm của Top 50 công ty lớn nhất trên toàn cầu đã tăng vọt hơn nửa nghìn tỷ USD. Một số nhà kinh tế đã trích dẫn lý do là bởi dân số toàn cầu đang già đi, sự nâng cấp trong các nghiên cứu y tế đã thúc đẩy con người tiêu thụ thuốc nhiều hơn.

Cho đến nay, các nhà sản xuất thuốc của Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trên toàn thế giới, được hỗ trợ bởi giá cao trong một thị trường ít bị quản lý hơn. Tuy nhiên, với 190 bằng sáng chế thuốc sắp hết hạn trong thập kỷ tới, nhiều công ty phải đối mặt với tổn thất doanh thu nặng nề dưới tay các đối thủ cạnh tranh về thuốc gốc.

Cùng với nhau, 50 nhà sản xuất thuốc lớn nhất thế giới ghi nhận tổng mức vốn hoá thị trường là 4,7 nghìn tỷ USD. Trong số đó, các nhà sản xuất dược phẩm của Mỹ chiếm 56% vốn hóa thị trường toàn cầu, tiếp theo là châu Âu với 34% và châu Á với 10% thị phần.

Dẫn đầu danh sách là công ty dược phẩm Mỹ Eli Lilly với mức vốn hoá 578 tỷ USD, nổi tiếng với các loại thuốc trị tiểu đường và thuốc giảm cân. Trên thực tế, giá thuốc insulin trung bình ở Mỹ cao hơn năm lần so với các nước khác, do đó, doanh thu mảng thuốc điều trị tiểu đường của Eli Lilly luôn ghi nhận những con số ấn tượng.

Xếp thứ hai là Novo Nordisk của Đan Mạch, với vốn hóa thị trường 453 tỷ USD. Công ty 100 tuổi này bắt đầu bằng việc sản xuất insulin, một loại thuốc mới được phát hiện vào những năm 1920. Giống như Eli Lilly, gần đây Novo Nordisk đã tung ra loại thuốc giảm cân có tên Ozempic, ban đầu được dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Khi doanh số bán thuốc tăng vọt, Novo Nordisk đã nhanh chóng trở thành công ty có giá trị nhất ở châu Âu. Theo BMO, thị trường thuốc giảm cân sẽ đạt giá trị 100 tỷ USD vào năm 2035.

Là một trong những nước xuất khẩu thuốc nhiều nhất sang Mỹ, Nhật Bản là nơi có các công ty dược phẩm lớn nhất châu Á. Trên thực tế, đây là thị trường dược phẩm lớn thứ ba trên thế giới. Một số công ty dược phẩm lớn của Mỹ bao gồm Eli Lilly, Pfizer và Bristol Myers Squibb đều có công ty con tại xứ sở mặt trời mọc.

Với việc nhiều bằng sáng chế sẽ hết hạn vào năm 2030, các công ty dược phẩm lớn có thể bị tới 200 tỷ USD do sự cạnh tranh khốc liệt từ thuốc gốc (generic). Từ đó, hệ quả là 10 công ty dược phẩm lớn nhất toàn cầu có nguy cơ mất 46% doanh thu. Thêm vào đó, chính phủ Mỹ mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc cân nhắc khả năng loại bỏ sự bảo vệ bằng sáng chế nếu một số loại thuốc quá đắt đỏ khi được bán ra thị trường trong một nỗ lực sâu rộng để kiềm chế giá thuốc cao ở nước này.

Điều này có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, đặc biệt là ở Mỹ. Là nơi có chi phí thuốc đơn cao nhất thế giới, nhiều loại thuốc ở Mỹ có giá gấp ba đến bốn lần so với các quốc gia khác, khiến mỗi người dân trung bình phải bỏ ra tới 1.432 USD tiền thuốc/chi phí y tế trong năm 2021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Qualcomm muốn mua lại Intel

Qualcomm muốn mua lại Intel

Theo thông tin được tiết lộ bởi tờ Wall Street Journal, Qualcomm đã tiếp cận Intel với một đề nghị sáp nhập...

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Thị trường "nín thở" chờ đợi quyết định lãi suất mới của Fed và các ngân hàng trung ương lớn

Trong tuần này, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn thế giới bao gồm Mỹ, Brazil, Anh, Nam Phi và Nhật Bản, sẽ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Dự kiến, Fed có thể cắt giảm lãi suất từ 0,25 đến 0,50 điểm phần trăm trong khi BoE, BoJ nhiều khả năng giữ nguyên mức hiện tại…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ