Vòng quanh thế giới qua những “thủ phủ” của nền kinh tế ban đêm

Lâu nay, kinh tế ban đêm đã âm thầm trở thành mỏ vàng của các thành phố nổi tiếng trên thế giới. Thử dạo một vòng quanh thế giới, để xem các “thành phố không ngủ” đã làm gì để kiếm bộn tiền từ nền kin
Vòng quanh thế giới qua những “thủ phủ” của nền kinh tế ban đêm

Ngắm toàn cảnh Chicago về đêm từ trực thăng sẽ là trải nghiệm không bao giờ quên (Ảnh: Shutterstock)

Quá nhiều thứ để “chơi đêm” ở châu Mỹ

Chicago, “thành phố của gió” tại miền Nam nước Mỹ, có quá nhiều điều hấp dẫn và đặc sắc về đêm, tới mức du khách có khi phải “đau đầu” lựa chọn. Họ có thể bay vòng quanh bầu trời trên một chiếc trực thăng ngắm toàn cảnh thành phố về đêm. Chèo thuyền kayak ở đây cũng đặc biệt hơn rất nhiều khi mặt trời tắt lửa và đèn màu từ những tòa nhà chọc trời phản chiếu xuống mặt nước lấp lánh.

Khách du lịch tới Chicago muốn thức cả đêm cùng thành phố (Ảnh: Shutterstock)

Dịch vụ ban đêm được tổ chức quá đặc sắc, chuyên nghiệp và phong phú ở Chicago đã bỏ một nguồn lợi không nhỏ vào hầu bao của thành phố nổi tiếng này.

Châu Âu không hề già nua

Nếu bạn nghĩ Berlin, Đức chỉ nổi tiếng bởi nét đẹp lịch sử, là dấu ấn cho nền văn hóa châu Âu thì bạn đã nhầm. Bởi, Berlin chính là một trong những “điểm nóng” về văn hóa và tiệc tùng của Châu Âu với ngập tràn các lễ hội độc đáo và không bao giờ ngủ. 35% khách du lịch của Berlin qua đêm ở thành phố vì bị hấp dẫn bởi các hoạt động giải trí về đêm.

Đêm ở Berlin đầy mê hoặc (Ảnh Internet)

Nhạc sống và các sự kiện đặc biệt chẳng phút giây ngưng nghỉ đã vẽ nên một Berlin về đêm đầy mê hoặc. Con số 2.700 sự kiện âm nhạc mỗi tháng và 500 địa điểm âm nhạc trong thành phố đủ để thấy Berlin về đêm nhộp nhịp đến thế nào.

Và không thể không kể đến những lễ hội bia tưng bừng thâu đêm, mang đến cho du khách những trải nghiệm vui quên trời đất.

Những tín đồ du lịch đổ xô đến Berlin để tiệc tùng thâu đêm suốt sáng (Ảnh: Shutterstock)

Lý giải về tầm quan trọng của ngành công nghiệp ban đêm, ông Luz Leichsenring, người phát ngôn của Ủy ban Câu lạc bộ Berlin cho rằng: “Văn hóa ban đêm có sức cuốn hút với mọi tầng lớp và nó cũng là động lực cho sự đổi mới trong các ngành công nghiệp sáng tạo, kinh tế kỹ thuật số, du lịch cũng như nền kinh tế nói chung”.

Bởi vậy, Berlin đã vận dụng những biện pháp tích cực nhất để đẩy mạnh tối đa kinh tế ban đêm. Họ ưu tiên cung cấp thêm không gian riêng biệt, rộng lớn để sử dụng cho các dịch vụ ăn uống, giải trí ban đêm, giảm thiểu ảnh hưởng đến khu dân cư trong thành phố.

Thức đêm cùng Châu Á

Hồng Kông hối hả và nhộn nhịp không khi nào ngủ, kể cả khi đồng hồ điểm 24h. Khắp thành phố là các quán bar, câu lạc bộ và chợ đêm. Ở các khu chợ đêm san sát, bạn có thể tìm thấy các món ăn hương vị Quảng Đông và cả những màn nhào lộn trên phố. Bạn cũng có thể tới Aqua Spirit, quán bar trên tầng cao nhất ở một trong những tòa nhà chọc trời ở Hong Kong, đi tour xe buýt Big Bus ban đêm, hay massage chân sau khi đã mỏi rã rời qua các khu phố...

Nếu đi Hồng Kông nhưng lại chưa đặt chân đến Lan Quế Phường (Lan Kwai Fong) thì quả là một thiếu sót lớn trong đời. Đây là tụ điểm ăn chơi xuyên đêm nổi tiếng bậc nhất tại xứ Hương Cảng với hơn 100 quán bar, câu lạc bộ, quán cà phê, quầy rượu lớn nhỏ...

Xứ Cảng thơm không bao giờ ngủ (Ảnh: Shutterstock)

Một đặc sản khác của Hong Kong là các trung tâm shopping đủ mọi cấp độ. Hong Kong đã biến yếu tố này thành sức hút khó cưỡng, nơi du khách sẽ không thể kiềm lòng mà “vung tiền như nước” tại các thiên đường shopping như The Landmark, phố Lee Garden, Time Square...

Du khách có thể shopping cả đêm ở Hồng Kông  (Ảnh: Shutterstock)

Nhìn vào thành công của những đại diện tiêu biểu cho nền kinh tế ban đêm thế giới như Chicago, Berlin hay Hong Kong… không khó để thấy các thành phố này có mẫu số chung là hướng đến sự phong phú và độc đáo với những trải nghiệm từ giải trí, mua sắm tới ẩm thực, khai thác tối đa nét riêng của văn hóa địa phương. Họ cũng có chiến lược quy hoạch bài bản, phân khu tập trung, biến các tụ điểm giải trí và dịch vụ ban đêm trở thành một tổ hợp để không ảnh hưởng đến dân cư địa phương. Cần nhấn mạnh rằng, bất cứ nền kinh tế ban đêm nào thành công trên thế giới cũng đều có những cơ chế, chính sách đặc thù, cởi mở, tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động kinh doanh về đêm và thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp.

Việt Nam có kinh tế đêm chưa?

Ở Việt Nam, ăn đêm cũng có, uống bia đêm, đi bar đêm cũng có. Hà Nội, du khách biết tới Tạ Hiện. TPHCM, du khách biết tới Bùi Viện. Còn ở thủ phủ du lịch Đà Nẵng, khách du lịch chỉ biết mỗi chợ đêm, ngắm các cây cầu sáng đèn về đêm…

Phải thừa nhận rằng đêm ở Đà Nẵng quá buồn. Không có hình bóng một Bà Nà Hills sôi động với đủ sắc màu carnival, lễ hội…Có chợ đêm nhưng nhạt nhòa vì thiếu bản sắc riêng. Không có lấy một khu phố điển hình ăn chơi về đêm… Và hệ lụy là, du lịch vẫn tăng trưởng nhưng doanh thu chậm lại, số ngày lưu trú sụt giảm.

Bar, pub là lựa chọn duy nhất của du khách thức muộn ở Đà Nẵng (Ảnh: Shutterstock)

Du khách và cả những đơn vị lữ hành đều than phiền rằng về đêm họ không biết đi đâu hoặc dẫn khách tới chỗ nào để tiêu tiền. Vì thế, đêm đến đa phần khách chạy xe vào Hội An chơi phố, xem show.

Du khách đến Đà Nẵng chơi ngày, nhưng chơi đêm ở Hội An (Ảnh: Shutterstock)

Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vietcircle nhận định: Đà Nẵng nên quy hoạch một khu vực riêng gồm có nhiều dịch về đêm đáp ứng nhu cầu của du khách về ăn uống, vui chơi, giải trí và tổ chức dịch vụ đưa đón từ các khách sạn đến đó. Chỉ cần chính quyền chủ trương quy hoạch, tự các nhà đầu tư sẽ đến. Nhiệm vụ chính của Đà Nẵng không còn là thu hút mà làm sao để khách ngủ lại lâu hơn, có điểm chi tiêu nhiều hơn vào ban đêm.

Nhìn ra thế giới để thấy, con đường ngắn nhất giúp “thủ phủ du lịch miền Trung” cũng như các thành phố du lịch Việt Nam tận thu được nguồn lợi đắt giá và đầy tiềm năng này không đâu khác chính là học hỏi từ cách những kinh đô giải trí sôi động hàng đầu trên thế giới đang kiếm tỷ đô từ kinh tế ban đêm.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…