Vương quốc Anh: "Khát điện", "đói khí đốt" - túi chườm “cháy hàng”

Doanh số bán túi chườm đã tăng gấp sáu lần so với năm ngoái khi người dân tìm cách tiết kiệm điện trong mùa đông năm nay.
túi chườm

Các túi chườm giữ nhiệt đang “cháy hàng” trên khắp Vương quốc Anh trong bối cảnh thời tiết ngày càng lạnh giá cùng nỗ lực tiết kiệm năng lượng của người dân nước này. 

Công ty bán lẻ John Lewis cho biết doanh số bán túi chườm đã tăng gấp sáu lần so với năm ngoái với một số mẫu phổ biến hiện đã hết sạch hàng trực tuyến, như phiên bản mang nhãn hiệu riêng và phiên bản có vỏ ngoài bằng lông thú giả. Các dòng túi chườm Argos cũng đã không còn hàng tại cả London và Manchester. 

Người phát ngôn của John Lewis cho biết: “Nhu cầu về túi chườm là rất cao trong thời điểm mùa đông. Với tình hình hiện tại, chúng tôi đã khuyên khách hàng nên mua sớm càng sớm càng tốt để tránh khỏi thất vọng khi hết hàng. 

Với việc người dân Anh phải giảm bớt tần suất sử dụng máy sưởi điện để tiết kiệm, các nhà bán lẻ đang tìm cách thúc đẩy các mặt hàng thay thế. 

Lakeland - một nhà bán lẻ nổi tiếng, đã phải vật lộn để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đối với chiếc áo poncho sưởi ấm bằng điện trị giá 90 bảng Anh trong khi John Lewis cho biết những bộ đồ ngủ thân liền giữ ấm (onesie), thường là một món quà Giáng sinh phổ biến, chứng kiến doanh số bán hàng tăng hơn gấp ba lần chỉ riên trong tháng 10.

Mặc dù có nhiều cách không tốn kém để cắt giảm hóa đơn năng lượng, chẳng hạn như tắt đèn khi không sử dụng, giảm thời gian tắm, chỉ giặt quần áo khi đã đầy máy... thì những tiện ích đắt tiền thay thế cũng rất được ưa chuộng. 

Doanh số bán nồi chiên không dầu, nồi nấu chậm, lò vi sóng và chăn điện đang tăng vọt khi các hộ gia đình tìm cách giảm mức sử dụng điện ở các thiết bị lớn như hệ thống sưởi hay lò nướng. 

Nồi nấu chậm, món đồ yêu thích của những năm 1970, là mặt hàng điện tử bán chạy nhất tại John Lewis vào tháng 10 khi doanh số bán lò vi sóng tăng 40% và bảng điều nhiệt thông minh, giúp điều khiển hệ thống sưởi trong nhà dễ dàng hơn, tăng một phần tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...