Vượt cả SpaceX và Open AI, công ty mẹ của TikTok trở thành startup “kỳ lân” giá trị nhất thế giới

Infographic dưới đây xếp hạng 10 công ty khởi nghiệp “kỳ lân” có giá trị nhất thế giới, dựa trên dữ liệu từ CB Insights tính đến ngày 1/6/2024…

top-10-starup-1869.jpg

Trong thế giới khởi nghiệp đầy sôi động, “kỳ lân" là biệt danh dành cho những công ty khởi nghiệp tư nhân được hỗ trợ bởi đầu tư mạo hiểm, có giá trị ít nhất 1 tỷ USD và do đó không được giao dịch công khai trên các thị trường chứng khoán thông thường.

Hiện tại, công ty truyền thông và giải trí Trung Quốc ByteDance, sở hữu nền tảng mạng xã hội TikTok, là công ty khởi nghiệp “kỳ lân” có giá trị nhất thế giới với mức định giá 225 tỷ USD.

Tuy nhiên, với các áp lực ngày càng gia tăng từ Mỹ nhằm buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok Mỹ, có nhiều dự đoán rằng mức định giá khổng lồ này khó có thể được giữ vững trong tương lai.

Trong khi đó, tại Mỹ, startup “kỳ lân” lớn nhất và có giá trị nhất là SpaceX, công ty công nghiệp hàng không vũ trụ cho tỷ phú Elon Musk sáng lập và điều hành. SpaceX hiện được định giá 150 tỷ USD và là công ty duy nhất trong danh sách thuộc lĩnh vực công nghiệp.

Xếp sau SpaceX là Open AI, công ty trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, “cha đẻ” của ứng dụng ChatGPT đình đám. Kể từ khi thành lập vào năm 2015, OpenAI hiện đã phát triển thành một “kỳ lân” trị giá 80 tỷ USD.

Trong khi Mỹ chiếm tới 6 vị trí trong Top 10, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Australia và Singapore chỉ xuất hiện một lần.

Đại diện của Australia trong danh sách là công ty thiết kế đồ họa Canva, có giá trị 25 tỷ USD. Canva được thành lập vào năm 2013 và có trụ sở chính tại Sydney.

Revolut, công ty công nghệ tài chính, là startup có giá trị cao nhất của Vương quốc Anh. Được thành lập vào năm 2015 bởi Nikolay Storonsky và Vlad Yatsenko, Revolut hiện có giá trị 33 tỷ USD.

Cuối cùng, Singapore, quê hương của công ty thời trang nhanh Shein, là đại diện châu Á duy nhất bên cạnh ByteDance trong Top 10. Nếu xét về khía cạnh bán lẻ, Shein là “kỳ lân” lớn nhất thế giới với định giá 66 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…

PwC Trung Quốc

PwC có thể bị cấm hoạt động 6 tháng tại Trung Quốc vì vụ Evergrande

PwC Trung Quốc đã thông báo với khách hàng rằng ​​chính quyền Trung Quốc có thể sẽ áp dụng lệnh cấm kinh doanh đối với ông lớn này trong 6 tháng, như một phần của hình phạt liên quan đến việc PwC Trung Quốc là đơn vị kiểm toán đối với ông lớn bất động sản Evergrande đã phá sản.

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Cuộc đại chiến giữa Shein và Temu

Tập đoàn thời trang nhanh Shein đã đệ đơn kiện đối thủ Temu về vấn đề vi phạm bản quyền, sao chép thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân Shein cũng đang đối mặt với vô số cáo buộc đạo nhái từ các thương hiệu khác…