Ý tưởng mới cho sản phẩm "Du lịch quốc tế không hạ cánh" tại Hàn Quốc

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc có ý tưởng về một hình thức "Du lịch quốc tế không hạ cánh mới," đó là hạ cánh ở sân bay khác trong nước thay vì quay trở lại sân bay lúc khởi hành.
Ý tưởng mới cho sản phẩm "Du lịch quốc tế không hạ cánh" tại Hàn Quốc

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) cho biết sẽ tiến hành khảo sát nhu cầu của các hãng hàng không trong nước đối với sản phẩm "Du lịch quốc tế không hạ cánh" với điểm khởi hành và hạ cánh khác nhau. Hình thức này có thể được triển khai sớm nhất là từ ngày 21/8 hoặc 28/8.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, sản phẩm "Du lịch quốc tế không hạ cánh" là chuyến bay mà hành khách sẽ ngồi trên máy bay trong một khoảng thời gian nhất định, máy bay sẽ bay qua không phận của nước khác mà không hạ cánh xuống quốc gia đó, sau đó quay trở lại sân bay xuất phát.

Đến nay, các chuyến bay "Du lịch quốc tế không hạ cánh" được khai thác chủ yếu ở sân bay quốc tế Incheon. MOLIT đang có ý tưởng về một hình thức "Du lịch quốc tế không hạ cánh mới," đó là hạ cánh ở một sân bay khác trong nước thay vì quay trở lại sân bay lúc khởi hành. Nếu kế hoạch này được triển khai, MOLIT hy vọng sẽ thu hút du khách có nhu cầu du lịch đảo Jeju hay thành phố Busan. 

Sản phẩm “Du lịch quốc tế không hạ cánh” bắt đầu được đưa vào khai thác từ ngày 12/12/2020 tại sân bay quốc tế Incheon. Khi sử dụng dịch vụ này, hành khách không cần trải qua quy trình xuất/nhập cảnh.

Hành khách đi máy bay sẽ được mua hàng miễn thuế tương tự như khách du lịch thông thường, tức mỗi người có thể mua hàng hóa miễn thuế dưới 600 USD (tối đa 1 lít rượu, 200 điếu thuốc, 1 lọ nước hoa).

Tuy nhiên, hành khách sẽ phải đặt vé trước, khi lên và xuống máy bay phải đi bằng lối đi riêng và chỉ sử dụng xe chuyên chở được bố trí sẵn. Hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang trong suốt hành trình và không phải tự cách ly sau khi trở lại Hàn Quốc.

“Du lịch quốc tế không hạ cánh” được coi là phương án giúp các hãng hàng không trong nước mở rộng nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu tăng do du khách tham gia gói du lịch này có thể thực hiện mua sắm miễn thuế tương tự như khách du lịch nước ngoài thông thường.

Tính đến tháng 6 vừa qua, 7 hãng hàng không trong nước đã triển khai tổng cộng 176 chuyến, tiếp đón 8.494 hành khách và tỷ lệ hành khách bình quân đạt 74,3%.

Số chuyến bay "Du lịch quốc tế không hạ cánh" đã bị cắt giảm trong tháng 1 vừa qua do dịch COVID-19 tái bùng phát, song gần đây đã được vận hành trở lại. Tỷ lệ hành khách tham dự loại hình này vào tháng 12/2020 đạt 49%, sau đó vượt kỳ vọng ở mức hơn 73% trong những tháng tiếp theo.

Doanh thu (chỉ từ việc bán vé) ước tính đạt khoảng từ 20 triệu won (17.905 USD) đến 98,2 triệu won (87.930 USD)/chuyến.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lửa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã lan đến Phố Tàu New York

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lửa lan tới "Phố Tàu" New York

Tuần trước, một gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry ở khu phố Tàu của New York có giá 4,99 USD. Nhưng sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đắt đỏ hơn nhiều. Hiện tại, loại bánh quy này có mức giá mới: 6,99 USD...

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...