Zalando dự kiến doanh số năm 2023 sẽ giảm do thị trường quần áo cuối năm ảm đạm

Ngày 2/10, nhà bán lẻ thời trang trực tuyến lớn nhất châu Âu, Zalando tiếp tục chịu áp lực đối với thị trường quần áo từ giờ đến cuối năm, dự kiến doanh số năm 2023 sẽ giảm…

Bao bì Zalando
Bao bì Zalando

Zalando là một nền tảng đa thương hiệu bán quần áo, giày dép và phụ kiện, đã bị thiệt hại bởi sự sụt giảm trong mua sắm trực tuyến sau đại dịch COVID-19.

Hãng hiện dự kiến doanh thu năm 2023 sẽ giảm từ 0,5% đến 3%. Trước đây, công ty đã hướng đến mức giảm thấp nhất là 1%. Doanh thu quý 3 giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 2.275 tỷ euro.

Thu nhập của Zalando trước lãi và thuế (EBIT) đã tăng lên 23,2 triệu euro, từ 13,5 triệu euro vào năm ngoái vì chi phí hậu cần thấp hơn.

Clément Génelot, nhà phân tích tại Bryan Garnier ở Paris cho biết, nếu doanh số bán hàng không có dấu hiệu cải thiện trong những tháng cuối năm nay, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu lo lắng về xu hướng năm 2024.

Hãng nói rằng, do thời tiết ấm lên trong tháng 9 đã ảnh hưởng đến doanh số bán quần áo thu đông và kèm theo tâm lý của người tiêu dùng yếu kém.

Zalando chia sẻ, công ty tập trung vào tăng lợi nhuận hy vọng lợi nhuận hoạt động trong năm phát triển, nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý thứ 3 đã giảm xuống 36,7% từ 39,1% so với một năm trước do chiết khấu.

Giám đốc tài chính Sandra Dembeck tiết lộ: "Vì tháng 9 ấm áp hơn, nên cần phải bắt đầu giảm giá sớm hàng hóa thu đông, để không tồn đọng lại quá nhiều hàng hoá".

Khu vực Đức, Áo và Thụy Sĩ, chiếm gần một nửa doanh số bán hàng của Zalando, là khu vực hoạt động kém nhất, với doanh thu giảm 5,6% trong quý.

Theo hiệp hội ngành thương mại điện tử BEVH,trong quý thứ 3, trang phục là một trong những phân khúc yếu nhất đối với các nhà bán lẻ trực tuyến ở Đức.

Tổng khối lượng hàng hóa, thước đo doanh số bán hàng trên nền tảng của Zalando và các thương hiệu đối tác đã giảm 2,4% so với một năm trước. Công ty đã hạ dự báo năm 2023 về tổng khối lượng hàng hóa xuống, từ 2% giảm xuống 1% tăng, giảm từ triển vọng nửa dưới của phạm vi 1% xuống 7%.

Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn ở mức giá thấp hơn từ những người chơi như Shein, Zalando đang cố gắng phát triển dịch vụ thương hiệu xa xỉ của mình, bằng cách tung ra một không gian sang trọng mới cho các thương hiệu thiết kế.

Trong năm nay, cổ phiếu Zalando đã mất một phần ba giá trị cho đến nay. Giá trị thị trường của công ty đã giảm trong hai năm qua, khi những người mua sắm thoát khỏi những hạn chế của đại dịch, quay trở lại các cửa hàng và đặt hàng trực tuyến ít quần áo hơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...