8 tháng qua, Facebook đã nộp thuế bao nhiêu tại Việt Nam?

Đây là thông tin được Tổng cục Thuế cho biết trong báo cáo tình hình triển khai Cổng Thông tin điện tử trực tuyến dành cho nhà cung cấp nước ngoài tại Việt Nam.

facebook nộp thuế tại Việt Nam

6 NCCNN lớn Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ TMĐT kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế về tình hình triển khai Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) trực tuyến dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN). Theo đó, sau 8 tháng triển khai, có 42 NCCNN đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng TTĐT dành cho NCCNN từ nhiều quốc gia như: Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, …

Tổng số thuế mà các đơn vị này đã nộp hơn 3.444 tỉ đồng, trong đó gần 1.900 tỉ đồng được các NCCNN đã khai, nộp trực tiếp qua cổng TTĐT dành cho NCCNN và phần còn lại do các bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay (Facebook là 1.748 tỉ đồng, Google là 979 tỉ đồng).

Theo cơ quan thuế, Việt Nam là một trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai áp dụng thu thuế đối với NCCNN thông qua một Cổng TTĐT. Đây là một bước chuyển quan trọng khẳng định chủ quyền thu thuế của Việt Nam đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Theo Tổng cục Thuế, từ năm 2016 trở lại đây, TMĐT Việt Namđang có những bước chuyển mình sang giai đoạn mới với nét nổi bật là tốc độ phát triển nhanh và theo xu hướng phát triển chung toàn cầu. Trong năm 2021, thị trường TMĐT Việt Nam tăng trưởng 53%, đạt 21 tỷ USD (giá trị nền kinh tế Internet xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á).

Báo cáo của Cục TMĐT và Kinh tế số Việt Nam (Bộ Công Thương), trong năm 2020 với 53% dân số mua sắm trực tuyến, thị trường TMĐT Việt Nam tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...