Air India “chơi lớn” với đơn đặt hàng 500 máy bay phản lực trị giá hàng chục tỷ USD

Air India đã xác nhận đơn đặt hàng khoảng 500 máy bay phản lực trị giá hàng chục tỷ USD từ cả Airbus và Boeing khi hãng chuẩn bị cho một thời kỳ “phục hưng” đầy tham vọng dưới sự dẫn dắt của Tata Group, các nguồn tin trong ngành cho biết.
Air India

Các đơn đặt hàng của Air India bao gồm khoảng 400 máy bay phản lực thân hẹp và 100 máy bay thân rộng trở lên, trong đó có hàng chục chiếc Airbus A350 và Boeing 787 cũng như 777.

Một thỏa thuận lớn như vậy có thể lên tới 100 tỷ USD theo giá niêm yết, được xếp hạng là một trong số những đơn đặt hàng lớn nhất của một hãng hàng không - làm lu mờ kỷ lục trước đó là 460 máy bay phản lực Airbus và Boeing từ American Airlines hơn một thập kỷ trước.

Và ngay cả khi Air India nhận được mức chiết khấu đáng kể như dự kiến, thì thỏa thuận này cũng sẽ trị giá hàng chục tỷ USD và mở ra một năm 2023 đầy lạc quan đối với những nhà sản xuất máy bay hàng đầu, khi nhu cầu dần được thúc đẩy sau đại dịch. Nó cũng sẽ cho phép Airbus giải quyết một số máy bay A350 ban đầu được dành cho Aeroflot của Nga nhưng hiện đang bị bỏ ngỏ do các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc chiến Nga - Ukraine. 

Đơn đặt hàng “bom tấn” của Air India diễn ra vài ngày sau khi chủ sở hữu Tata Group tuyên bố sáp nhập Air India với Vistara - một liên doanh cùng Singapore Airline - để tạo ra một hãng hàng không toàn diện, cao cấp hơn đồng thời tăng cường sự hiện diện của hãng trên bầu trời trong nước và quốc tế.

Thỏa thuận nói trên mang về cho Tata Group một đội máy bay gồm 218 chiếc, đưa Air India trở thành hãng vận tải quốc tế lớn nhất của đất nước và hãng vận tại nội địa lớn thứ hai sau IndiGo. 

Và 500 chiếc máy bay phản lực trong đơn đặt hàng mới được kỳ vọng sẽ giúp mở rộng đội bay tại thị trường du lịch hàng không đang phát triển nhanh nhất thế giới, đồng thời góp phần vào mục tiêu mở rộng nền kinh tế của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên 5 nghìn tỷ USD.

Những rào cản tăng trưởng

Linh vật maharajah của Air India từng được gắn liền với những chiếc máy bay trang trí lộng lẫy và dịch vụ hàng khôngxuất sắc nhưng danh tiếng của hãng đã giảm sút vào giữa những năm 2000 khi các rắc rối tài chính gia tăng.

Thành lập bởi JRD Tata vào năm 1932, Air India sau đó được quốc hữu hóa vào năm 1953. Tata Group đã giành lại quyền kiểm soát hãng hàng không vào tháng 1 năm nay và kể từ đó nỗ lực để khôi phục lại danh tiếng đẳng cấp thế giới của Air India, bao gồm cả chiến lược giành lại thị phần trong các cộng đồng người nước ngoài lớn ở Ấn Độ tại các thành phố như Delhi và Mumbai, nơi vốn bị chi phối bởi các đối thủ nước ngoài như Emirates.

Việc mua lại Air India ngập trong nợ nần đã giúp Tata Group tiếp cận với các quyền bay và chỗ hạ cánh có giá trị, đặc biệt là tới các điểm đến ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Air India cũng muốn giành được thị phần lớn hơn trong lưu lượng truy cập quốc tế trong khu vực và thị trường nội địa, thiết lập một “cuộc chiến” trên cả hai mặt trận với IndiGo.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo có nhiều rào cản cản trở tham vọng khôi phục vị thế toàn cầu của Air India, bao gồm cơ sở hạ tầng yếu kém trong nước, tình trạng thiếu phi công và mối đe dọa cạnh tranh gay gắt với các hãng hàng không khác. Nó cũng có thể gặp khó khăn trong việc đặt hàng chiếc máy bay Airbus A321neos tầm trung cho liên kết Air India-Vistara trong thời gian sớm nhất, bởi nhà sản xuất máy bay đã bán hết hàng cho đến sau năm 2028. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…